Vĩnh Phúc dự kiến triển khai 40 dự án dịch vụ, du lịch với nhiều sân golf

Tỉnh Vĩnh Phúc đề xuất đầu tư 40 dự án dịch vụ, du lịch trong thời kỳ 2021 - 2030, chủ yếu thực hiện tại TP Phúc Yên, huyện Tam Đảo,...

Các nội dung trên được đề cập đến trong dự thảo Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, đến năm 2030, Vĩnh Phúc dự kiến trở thành điểm đến về du lịch nghỉ dưỡng, thủ phủ về du lịch golf của Việt Nam và khu vực.

 Sân Golf Đầm Lạc Vĩnh Phúc. (Ảnh: Cổng TT - GTĐT tỉnh Vĩnh Phúc).

Tỉnh định hướng có 6 nhóm sản phẩm du lịch chủ đạo gồm: Du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái trọng điểm tại khu vực Tam Đảo I, Khu nghỉ dưỡng cao cấp Tam Đảo II, Khách sạn Metrople tại Tam Đảo...; du lịch lễ hội, tín ngưỡng, tâm linh - thiền; du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử;

Du lịch thể thao (du lịch golf) tại các sân golf Tam Đảo, Flamingo Đại Lải Golf Club, Heron Lake Golf Course & Resort…(tổ chức các giải golf tại Vĩnh Phúc; các điểm vui chơi giải trí tại TP Vĩnh Yên);

Du lịch hội nghị hội thảo tại TP Vĩnh Yên, khu du lịch Tam Đảo, một số địa điểm thuộc khu du lịch danh thắng Đại Lải; du lịch bổ trợ kết hợp với mục đích thương mại tại TP Vĩnh Yên, TP Phúc Yên và trung tâm các huyện thuộc tỉnh.

Các dự án dịch vụ, du lịch dự kiến đầu tư thời kỳ 2021 - 2030 của tỉnh chủ yếu được thực hiện ở TP Phúc Yên, huyện Tam Đảo, huyện Vĩnh Tường,...

Trong đó có nhiều dự án sân golf như: Dự án khu sân golf và tổ hợp văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, nghỉ mát và du lịch 23,5 ha tại TP Phúc Yên; tổ hợp khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, sân gofl và dịch vụ vui chơi giải trí 116 ha tại huyện Bình Xuyên; dự án sân golf kết hợp khu vui chơi giải trí, biệt thự nhà vườn sinh thái, nghỉ dưỡng hồ Vân Trục kết hợp hồ Bò Lạc 135,6 ha tại huyện Sông Lô;...

Dự thảo danh mục các dự án dịch vụ, du lịch đầu tư thời kỳ 2021 - 2030:

  (Ảnh chụp từ dự thảo quy hoạch). 

chọn
Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP): Có hơn 11.948 tỷ đồng khách trả trước, sắp thu nợ hơn nghìn tỷ từ các công ty chứng khoán
Theo BCTC quý I của  Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP), doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp đạt 11.948 tỷ đồng, có khoản phải thu về cho vay ngắn hạn hơn 1.353 tỷ đồng từ các công ty chứng khoán.