Vụ 8 người chết vì chạy thận ở Bệnh viện Hòa Bình: Việc bồi thường tiến hành như thế nào?

Liên quan đến vụ 8 người chết vì chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, chúng tôi đã có trao đổi với luật sư Lại Thu Trang (Công ty Luật Minh Bạch) về việc bồi thường trong vụ việc này.
vu 8 nguoi chet vi chay than o benh vien hoa binh viec boi thuong tien hanh nhu the nao
Vụ 8 người chết vì chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình đã xảy ra gần nửa năm nay nhưng việc bồi thường chưa được tiến hành.

Thưa luật sư, theo quy định đối với trường hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình chạy thận gây ra sự cố chết 8 người thì việc bồi thường sẽ thực hiện như thế nào?

Luật sư Lại Thu Trang: Nguyên tắc bồi thường thiệt hại là: "Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".

Đối với trường hợp bệnh viện chạy thận gây ra tai nạn chết người như trên mức bồi thường theo qui định pháp luật như sau.

Căn cứ theo Điều 591 – Bộ luật dân sự 2015 qui định về xác định Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm có nêu:

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này. Cụ thể:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng của người bị thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trường hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình và người nhà bệnh nhân không thỏa thuận được, phải chờ phán quyết của tòa thì phán quyết sẽ có trong bao lâu? Và sau khi có phán quyết, bệnh viện phải tiến hành bồi thường trong khoảng thời gian nào thưa luật sư?

Trong trường hợp bệnh viện và người nhà bệnh nhân không thỏa thuận được thì tính tổng thời gian thông thường kể từ thời điểm Tòa án thụ lý vụ án đến khi có phán quyết cuối cùng là tương đối dài.

Đối với xét xử sơ thẩm, thời gian chuẩn bị xét xử là 04 tháng. Trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể sẽ bị gia hạn them thời gian chuẩn bị xét xử. Thời gian gia hạn tối đa là 2 tháng.

Ra quyết định xét xử. Kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên Tòa trong thời hạn là 01 tháng, trường hợp có lý do chính đáng thì thời gian này có thể là 02 tháng.

Ngoài ra, trên thực tế, phiên tòa có thể bị hoãn do sự vắng mặt hoặc xin hoãn phiên tòa có lý do chính đáng của người tham gia tố tụng và các lý do khác theo qui định pháp luật... Do đó, thực tế thông thường, để vụ án dân sự có thể đưa ra được phán quyết cho Bản án sơ thẩm sẽ kéo dài ít nhất 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Chưa kể đến việc các bên đương sự, người có quyền lợi liên quan có thể kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị bản án sơ thẩm, thì thời gian giải quyết vụ án sẽ tiếp tục bị kéo dài thêm do phải xét xử phúc thẩm vụ án.

Tối thiểu thời gian giai đoạn này cũng sẽ kéo dài thêm 4-6 tháng nữa để có phán quyết cuối cùng của Tòa phúc thẩm.

Sau khi có phán quyết của Tòa án, nếu không có kháng cáo, kháng nghị thì sau 15 ngày tính từ ngày tuyên án của Tòa sơ thẩm thì Bản án có hiệu lực pháp luật, hoặc ngay sau khi có Bản án phúc thẩm (nếu có kháng cáo, kháng nghị) bệnh viên phải thanh toán cho người được thi hành án (người được thụ hưởng tiền bồi thường do người bệnh đã bị thiệt mạng).

Nếu bệnh viện không tự thực hiện thì bên được thi hành án có quyền đề nghị cơ quan thi hành án dân sự can thiệp, thực hiện các thủ tục theo qui định pháp luật yêu cầu bệnh viện phải thanh toán cho bên được thi hành án.

Xin cám ơn bà!

Theo Thạc sĩ, luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp), pháp luật không quy định chỉ có hóa đơn đỏ mới là chứng cứ để chứng minh thiệt hại.

Có rất nhiều tài liệu, căn cứ để chứng minh thiệt hại thực tế như hóa đơn bán hàng, lời khai của người làm chứng, ý kiến của tổ chức, cá nhân...

Chi phí mai táng phải theo phong tục, tập quán của địa phương trên cơ sở ý kiến của người dân địa phương và chính quyền địa phương.

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán, TAND tối cao, chi phí mai táng như sau: Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ...

vu 8 nguoi chet vi chay than o benh vien hoa binh viec boi thuong tien hanh nhu the nao GĐ Bệnh viện Hòa Bình thanh minh việc phải có hóa đơn đỏ mới bồi thường vụ 8 người chết vì chạy thận

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết, bệnh viện và gia đình các nạn nhân bị tử vong trong sự cố ...

chọn
Cầu vượt thép Mai Dịch chờ thông xe
Cầu vượt thép Mai Dịch nằm trên nút giao Vành đai 3 - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã hoàn thành, không còn hoạt động thi công từ lâu nhưng chưa thông xe.