'Vua cá' Việt Nam hướng dẫn cách thả cá chép ông Công ông Táo đúng cách

"Vua cá" Việt Nam, GS Mai Đình Yên cho rằng người dân thả chép đỏ từ cầu Long Biên ngày ông Công ông Táo thì cá khó có thể sống được.
vua ca viet nam huong dan cach tha ca chep ong cong ong tao dung cach
'Vua' cá Việt Nam, GS Mai Đình Yên cho rằng người dân thả chép đỏ từ cầu Long Biên dịp tiễn Táo quân thì cá khó sống. Ảnh: Phạm Hải/Soha

Cứ đến dịp tiễn Táo quân về trời (23 tháng Chạp), người dân thường thả cá chép đỏ ra các sông, ao hồ để giúp "Táo quân về trời". Tuy nhiên, liệu cá chép nuôi có thể sống được ở môi trường nước nhất là vào mùa đông thì không phải ai cũng biết được.

Để làm rõ vấn đề này, PV đã có trao đổi với "ông vua nghiên cứu các loài cá" - GS Mai Đình Yên, Phó Chủ tịch Hội sinh thái học Việt Nam.

Theo GS Yên, việc thả cá chép dịp ông Công, ông Táo là tập quán truyền thống của người dân Việt Nam. "Chúng ta không bàn về mặt tâm linh, truyền thống. Còn về mặt sinh vật học, thả cá ra một trường tức là phải có mục đích giúp cá sống và phát triển", GS Yên nói.

GS Yên cho biết, nếu mục đích thả cá sống và phát triển thì người ta thường thả cá vào mùa xuân, thời tiết ấm áp giúp cá phát triển nhanh chóng chứ không ai thả vào mùa đông. "Nếu thả cá mà không quan tâm chuyện sống chết thì không phải bàn. Mà thả cá từ trên cầu Long Biên xuống thì sao cá sống được", GS Yên chia sẻ.

Động tác thả cá cũng rất quan trọng, thả cá mà khiến cá chết là không văn minh, văn hóa. "Nếu đựng cá trong túi nilong thì khi thả nên lấy một ít nước ở môi trường mới hòa vào túi để cho cá thích nghi trước. Sau đó nhẹ nhàng thả cá ra môi trường, đừng vứt cá. Ngoài ra, sau khi thả cả người dân nên quan sát một lúc xem cá có sống được không".

vua ca viet nam huong dan cach tha ca chep ong cong ong tao dung cach
"Thả cá chép đỏ là phong tục, tâm linh nhưng người dân không nên vứt cả túi nilong đựng cá, hay đổ cả xô từ trên cao xuống", GS Yên khuyến cáo. Ảnh: Đoàn Lê

Ngoài ra, theo GS Yên, cá chép nên thả ở hồ ao, không nên thả sông. Bởi lẽ, cá chép sống trong môi trường nước tù, không thích ứng được nước chảy. Thả cá chép ở sống khó đảm bảo cá có thể sống được.

Cá chép khi thả ra môi trường ít ảnh hưởng đến hệ sinh thái trừ khi cá mắc bệnh. "Ví dụ như ở Hà Nội, môi trường ao hồ ô nhiễm những cá chép có thể sống được vì loài này chịu được hàm lượng oxy thấp từ 3-4mlg/l. Bình thường, nước hồ có hàm lượng oxy hòa tan khoảng 8mlg/l là cá sống được. Khi lượng oxy hòa tan giảm xuống thì cá mè, trắm chết đầu tiên rồi mới đến cá chép", GS Yên cho biết.

Cũng theo "vua cá", chép không đòi hỏi nước quá sạch vì môi trường sống của nó là ao tù, lượng oxy hòa tan thấp. "Thả cá chép đỏ là phong tục, tâm linh nhưng người dân không nên vứt cả túi nilong đựng cá, hay đổ cả xô từ trên cao xuống", GS Yên khuyến cáo.

Theo quan niệm dân gian, hàng năm, Táo quân được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm thiện - ác của loài người. Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người. Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.

Bởi thế, cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ tiễn cá chép. Người dân thường chuẩn bị một đôi hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem "phóng sinh" ở sông, ao, hồ, nghĩa là để đưa ông Táo về trời.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.