Xe du lịch, taxi, Grab, be... dừng hoạt động từ ngày mai, 1/4, để phòng dịch Covid-19

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu dừng tất cả hoạt động vận chuyển các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, nội tỉnh; các hoạt động vận tải của xe hợp đồng, xe du lịch, xe taxi, xe buýt, xe công nghệ tại các địa phương trong cả nước, từ ngày mai, 1/4.

Với các ứng dụng gọi xe công nghệ, loại hình xe ôm công nghệ, giao hàng, giao nhận thức ăn và shipper không tính vào quy định này, tức vẫn hoạt động bình thường.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể vừa kí văn bản về việc thực hiện các biện pháp cấp bách, chống dịch Covid-19, nhằm ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm đối với các địa phương.

Xe du lịch, taxi, Grab dừng hoạt động từ ngày mai, 1/4 để phòng dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Dừng toàn bộ vận tải hành khách đường bộ, gồm xe hợp đồng, xe du lịch, taxi, ô tô công nghệ từ ngày mai, 1/4. (Ảnh: Phúc Minh).

Bộ trưởng yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các Sở Giao thông Vận tải tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố dừng hoạt động vận chuyển các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, nội tỉnh; các hoạt động vận tải của xe hợp đồng, xe du lịch, xe taxi, xe buýt tại các địa phương trong cả nước. 

Việc dừng các hoạt động vận tải này loại trừ trường hợp đặc biệt vì lí do công vụ, cũng như các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, hoặc xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa.

Yêu cầu nói trên được thực hiện trong vòng 15 ngày, kể từ 0h ngày 1/4. 

Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố chỉ đạo các bến xe địa phương thực hiện nghiêm việc dừng hoạt động của các tuyến vận tải hành khách cố định, liên tỉnh, nội tỉnh. 

Trong trường hợp đặc biệt, Sở tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố xem xét, quyết định.

Văn bản do Bộ trưởng Giao thông Vận tải kí, cũng yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam chịu trách nhiệm điều phối các hãng hàng không Việt Nam khai thác, vận chuyển hành khách với tần suất quy định, trong vòng 15 ngày, kể từ 1/4.

Cụ thể, đường bay Hà Nội - TP HCM khai thác 2 chuyến khứ hồi/ngày; đường bay Hà Nội - Đà Nẵng và đường bay TP HCM - Đà Nẵng khai thác 1 chuyến khứ hồi/ngày. 

Các chuyến bay trên các đường bay nội địa còn lại được yêu cầu dừng toàn bộ. Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải không hạn chế khai thác đối với các chuyến bay không vận chuyển hành khách.

Đối với Cục Đường sắt Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các doanh nghiệp vận tải đường sắt tạm dừng toàn bộ hoạt động của tàu khách địa phương, trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 1/4/.

Riêng tuyến đường sắt Hà Nội - TP HCM chỉ khai thác tối đa 1 đôi tàu khách/ngày (1 chuyến khứ hồi). Không hạn chế khai thác với tàu chở hàng.

Các Cục Hàng hải Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam có nhiệm vụ phối hợp với địa phương dừng các chuyến tàu chở khách tuyến từ bờ ra đảo trong vòng 15 ngày, từ ngày 1/4. Không hạn chế khai thác với các chuyến tàu không chở khách.

Tối 31/3, Sở Giao thông Vận tải TP HCM có văn bản hỏa tốc thông báo ngưng toàn bộ hoạt động của mọi loại hình giao thông công cộng.

TP HCM sẽ tạm ngưng vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng (bao gồm xe hợp đồng dưới 9 chỗ ứng dụng công nghệ, tức GrabCar, be...), xe du lịch hoạt động trên địa bàn thành phố trong vòng 15 ngày, kể từ 0h ngày 1/4.

Tương tự yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải, trường hợp đặc biệt vì lí do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất vẫn được phép hoạt động.


chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.