Anh Trần Kiên Cường là người lái taxi chứng kiến trưa 19/8 toàn bộ cảnh chiếc xe khách đâm vào gác chắn đường tàu tại điểm giao cắt giữa tuyến QL1A, đoạn qua thị trấn Hà Trung (Thanh Hóa) .
"Đến ngã 3 nhưng lái xe khách chạy rất nhanh và ẩu. Xe khách và xe container phía trước vừa dừng tránh xe máy sang đường đã thấy xe khách này từ phía sau lao tới với tốc độ cao, không làm chủ được tốc độ nên bắt buộc phải đánh lái sang chỗ gác chắn", anh Cường kể.
Sau khi bị gác chắn đâm xuyên qua cửa kính ô tô, lập tức lái xe cho cài số lùi.
Anh Trần Kiên Cường |
“Tôi thấy lái xe cài số lùi, tiếp tục bị gác chắn đâm từ phía sau xe. Thấy quá nguy hiểm cho hành khách bên trong, tôi đã đập cửa xe, yêu cầu tài xế dừng lại mở cửa cho hành khách xuống.
Lái xe còn thản nhiên nói 'chết mấy người tôi cũng phải lùi'. Tôi quyết không cho lùi và bắt mở cửa xe đưa hàng chục hành khách ra ngoài”, anh Cường kể.
Về phần mình, anh Thái Văn Thành, nhân viên gác chắn tàu cho hay, 26 năm trong nghề chưa bao giờ gặp cảnh tượng kinh hãi đến như vậy.
12h30 trưa 19/8, anh nhận được lệnh tàu chở hàng từ ga Bỉm Sơn vào ga Lèn (Hà Trung).
Anh và một nhân viên nữa là chị Trần Thị Nhẽ đang đóng gác xuống được 2/3 thì 1 xe khách lao sầm vào đường ray, thanh gác chắn đâm xuyên qua cửa kính.
"Trong tích tắc, tôi chỉ nghe tiếng kêu răng rắc và âm thanh từ các mảnh kính vỡ cùng tiếng người hò hét hoảng loạn...", anh Thành nhớ lại.
Anh Thái Văn Thành |
Theo phản xạ, anh Thành lập tức cầm theo một lá cờ đỏ, chạy một mạch trên đường ray về phía con tàu đang tới. Ở trạm, chị Nhẽ khẩn trương gọi điện cho đầu tàu thông báo sự việc.
“Trong đầu tôi lúc này chỉ nghĩ nếu không chạy nhanh chặn tàu thì hậu quả sẽ khó lường. Thế là tôi cắm đầu chạy một mạch trên đường ray khoảng 200 m và ra hiệu cho lái tàu dừng lại. Tàu dừng hẳn chỉ còn cách đường ngang 70 m”, anh Thành kể.
Về phía chị Nhẽ, tàu vừa dừng lại, chị cùng người dân xung quanh ứng cứu những đang mắc kẹt trên ô tô. Xong xuôi, chị căng dây chặn ngang đường thay cho gác chắn đã hỏng.
“Lúc đó tôi và anh Thành không suy nghĩ được gì. Hai người phối hợp nhịp nhàng, hoàn thành nhiệm vụ theo bản năng và trách nhiệm của người gác chắn.
Gần 10 năm trong nghề, đây cũng là lần đầu tiên tôi gặp phải tình huống này”, chị Nhẽ chia sẻ.
Theo anh Thành, quy trình đóng gác chắn là 4 phút đối với tàu hàng, 2 phút đối với tàu khách.
Hôm đó, rất may là tàu hàng, tốc độ chạy chỉ khoảng 40-50 km/h. Mặc dù vậy, nếu xe khách chỉ chậm hơn 1 phút nữa thì hàng chục người có thể đã gặp nạn.
Gần 10 năm trong nghề, chưa bao giờ chị Nhã chứng kiến cảnh xe lao thẳng vào đường ray như trưa 19/8 |
“Thời điểm xảy ra tai nạn, gác chắn mới chỉ đóng được 2/3, người và phương tiện chờ tàu chưa có.
Nếu chỉ chậm thêm 1 phút nữa, người chờ tàu rất đông, xe khách đâm thẳng vào như thế sẽ có rất nhiều người thương vong. Hơn nữa, xe khách sẽ nằm gọn trên đường ray và tất cả mọi người sẽ không thể xử lý kịp", anh Thành nói.
Thời điểm đó trên xe khách có khoảng 30 người, có cả trẻ nhỏ, rất may không có ai bị thương.
Bị chết máy giữa đường ray, xe tải bị tàu hỏa đâm nát phần đầu
Khi đang di chuyển qua đường ray thì bất ngờ xe tải chết máy. Lúc này tàu hỏa lao đến đâm vào nát phần đầu, ... |
Đường ray số 3 ngổn ngang sau 4 ngày xảy ra vụ 2 tàu hỏa đâm nhau
Sau 4 ngày xảy ra vụ tai nạn hai tàu hỏa đâm nhau ở Ga Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, đường ray số 3 vẫn ... |
Lộ nguyên nhân toa tàu văng khỏi đường ray ở Nghệ An
Theo các kỹ sư ở hiện trường 2 toa tàu hỏa trật khỏi đường ray ở ga Yên Xuân (Nghệ An), nguyên nhân toa tàu ... |
Du lịch 08:07 | 28/02/2020
Tiêu dùng 07:34 | 28/02/2020
Tiêu dùng 07:23 | 28/02/2020
Đô thị 06:00 | 28/02/2020
Đô thị 20:25 | 27/02/2020
Đô thị 20:22 | 27/02/2020
Du lịch 19:26 | 27/02/2020
Tiêu dùng 19:23 | 27/02/2020