Xét tặng NSND - NSƯT: Không chỉ là chuyện 'ôn cố tri tân'...

Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước đã thông qua danh sách 77 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSND và 303 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSƯT đạt tỷ lệ phiếu đồng ý từ 90% tổng số thành viên Hội đồng. Điều đáng nói là như thường lệ, mỗi đợt xét tuyển luôn có những "lùm xùm" xảy ra dù danh sách và con số đã được công bố cụ thể trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Sau thời hạn trên, con số chính thức NSND, NSƯT được trao tặng lần thứ 9 sẽ được công bố. Điều đáng chú ý là đợt trao tặng NSND, NSƯT lần này đã có hiệu ứng sâu rộng trong quần chúng với sự công bố công khai kết quả xét tặng trên các phương tiện thông tin đại chúng và nhìn tổng thể, độ tuổi các nghệ sĩ được xét duyệt NSND, NSƯT đã dần được "trẻ hóa"...

Có một sự cởi mở

Đến hẹn lại lên, cứ 2 năm một lần, Nhà nước xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT ở các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nhằm tôn vinh những đóng góp của các nghệ sĩ, những người góp phần bảo tồn, xây dựng, phát huy những giá trị văn hóa nghệ thuật giàu bản sắc dân tộc. Kế hoạch xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 9, Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước đã tổ chức phiên họp toàn thể các lĩnh vực: Âm nhạc, Điện ảnh, Múa, Phát thanh - Truyền hình và Sân khấu để xét 105 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSND và 359 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSƯT do 48 hội đồng cấp Bộ, tỉnh gửi hồ sơ.

Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước đã thông qua danh sách 77 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSND và 303 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSƯT đạt tỷ lệ phiếu đồng ý từ 90% tổng số thành viên Hội đồng. Điều đáng nói là như thường lệ, mỗi đợt xét tuyển luôn có những "lùm xùm" xảy ra dù danh sách và con số đã được công bố cụ thể trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều này có được trong những năm bình xét trở lại đây, đã tạo nên hiệu ứng tốt từ phía nghệ sĩ và công chúng, nghệ sĩ và đồng nghiệp. Bởi vì tài và tâm cũng như sự ghi nhận sẽ được đánh giá khách quan hơn khi được đánh giá từ nhiều phía.

Nghệ sĩ Tống Toàn Thắng, sinh năm 1967, Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam, một trong những nghệ sĩ có tên trong danh sách trong đợt phong tặng NSND lần này đã chia sẻ: Biểu diễn xiếc là một ngành đặc thù nên có rất ít cơ hội để cọ xát, thi thố kiếm giải thưởng, huy chương mà trong tiêu chí xét tuyển thì phải có những yếu tố không thể thiếu về giải thưởng thì đó là một bất lợi cho ngành xiếc.

Bản thân anh là một người đã có mấy chục năm cống hiến cho nghề, đi biểu diễn khắp nơi trong nước và quốc tế, cũng đã được phong tặng NSƯT từ nhiều năm trước, tuy nhiên, đợt này được xét duyệt phong tặng NSND là một niềm hạnh phúc khiến những người như anh cảm thấy yêu nghề hơn và hăng say cống hiến hằng ngày dù nghệ thuật xiếc còn gặp nhiều khó khăn.

Đối với anh cũng như các đồng nghiệp thì luôn quan niệm, yêu nghề nghề chẳng phụ. Mình đam mê và cống hiến hết mình, cùng với tài năng và may mắn, những nghệ sĩ chắc chắn sẽ có được sự ghi nhận từ Hội đồng cũng như khán giả và các đồng nghiệp.

Đặc biệt trong danh sách đề cử lần này, lĩnh vực nghệ thuật truyền thống, nhiều tên các nghệ sĩ cũng được xướng danh để trao tặng danh hiệu NSND như: NSƯT Thanh Ngoan (Nhà hát chèo Việt Nam), NSƯT Trần Vân Quyền (Nhà hát chèo Việt Nam), NSƯT Nguyễn Thị Thúy Mơ (Nhà hát chèo Hải Dương), NSƯT Thúy Ngần (Đại học Sân khấu - Ðiện ảnh Hà Nội), NSƯT Nguyễn Khắc Tư (Nhà hát chèo Việt Nam), NSƯT Nguyễn Thị Minh Thu (nguyên diễn viên Nhà hát chèo Việt Nam), NSƯT Vũ Cải (Nhà hát chèo Thái Bình), NSƯT Nguyễn Văn Thủy (Nhà hát tuồng Việt Nam) NSƯT Triệu Trung Kiên (Nhà hát cải lương Trung ương), NSƯT Trần Quang Hùng (Nhà hát cải lương Hà Nội), NSƯT Nguyễn Đăng Toàn (Đoàn cải lương Hải Phòng), NSƯT Nguyễn Thị Ngà (Thanh Ngân, diễn viên Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, TP Hồ Chí Minh)...

xet tang nsnd nsut khong chi la chuyen on co tri tan
Trích đoạn vở diễn tuồng.

NSƯT Nguyễn Thị Minh Thu, một người đã có nhiều năm trong nghề diễn viên chèo chia sẻ: Có tên trong danh sách phong tặng NSND lần này, chị cảm thấy vô cùng hạnh phúc, nhất là trong bối cảnh nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương hiện nay vắng bóng khán giả. Những nghệ sĩ như chị đã sống trong thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật chèo, đi qua bao đổi thay, dù biết rằng, sự đìu hiu của sân khấu truyền thống sẽ khiến cho cuộc sống của người nghệ sĩ khó khăn gấp bội, song với một tình yêu dành cho nghề, chị vẫn tin rằng, nhiều đồng nghiệp, các thế hệ đàn em đã gắn bó với nghệ thuật truyền thống vẫn mãi gắn bó.

Mỗi một danh hiệu đều như lời khen tặng đầy vinh quang của nghề, nó là động lực cho sự tiếp nối, còn sân khấu là còn nghệ sĩ, mỗi người dù còn đứng trên sân khấu hay đã lùi bước vào phía sau tấm màn nhung sân khấu đều đắm đuối với nghệ thuật dân tộc và mong muốn nó sẽ được vực dậy trong một ngày không xa.

Được biết, lần phong tặng NSND này cũng có một số những trường hợp các nghệ sĩ được "đặc cách" phong tặng NSND vì những cống hiến của họ đối với nghệ thuật như NSƯT Trần Hạnh và NSƯT Bùi Xuân Danh. Khi chúng tôi hỏi chuyện NSƯT Trần Hạnh về việc này, ông cười hiền chia sẻ, ông đã ngót cả một cuộc đời làm việc và cống hiến, thực tế thì đối với ông, danh hiệu bây giờ có được thì tốt.

xet tang nsnd nsut khong chi la chuyen on co tri tan
Nghệ sĩ ưu tú Trần Hạnh.

Bởi vì, theo quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, tiêu chí xét duyệt NSND yêu cầu về thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp phải từ 20 năm trở lên, riêng đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa, thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 15 năm trở lên; đồng thời, phải đáp ứng điều kiện đã được tặng danh hiệu NSƯT và có ít nhất 2 giải vàng quốc gia sau khi được tặng danh hiệu NSƯT.

Không phải đặc cách

Theo NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam chia sẻ, nếu nói là "đặc cách" thì thực sự nó chưa đúng từ lắm. Có những danh hiệu dựa trên giải thưởng, dựa trên những đặc thù. Người ta đóng góp thời gian lại không được tham gia hội diễn ví dụ như đơn vị xã hội hóa, hoạt động tự do như Minh Vương, Thanh Tuấn...

Tuổi của các bác cũng đã cao, nhưng từ đặc cách nó không đúng, vì từ "đặc cách" là dùng cho người ít tuổi nhưng chưa đủ năm, ví dụ 15 năm nhưng họ có 14 năm thì đặc cách, còn nghệ thuật biểu diễn, bản thân người ta đã có những cống hiến rồi nhưng trong quá trình cống hiến ấy do điều kiện hoạt động hay là những vấn đề trên cơ sở tổ chức, họ không thể tham gia được thì huy chương hay ưu tú không đủ thì nó chỉ là một yếu tố thôi chứ hoàn toàn là do Hội đồng xem xét và đánh giá khả năng ấy.

Ví dụ trường hợp NSƯT Trần Hạnh, tuổi đã 80 rồi, trong suốt thời gian ấy, bác đã nghỉ rồi thì ông làm gì có huy chương, nhưng ông vẫn đóng góp cho những giá trị nghệ thuật và những giá trị ấy khẳng định họ đầy đủ tiêu chí để trở thành NSND, thậm chí là hơn. Những huy chương kia là của môt hội diễn, bây giờ đi hội diễn xong mấy ai biết ông A bà B như thế nào, là ai.

Huy chương và cống hiến nghệ thuật chưa phải đi liền với nhau. Định lượng và định tính là hai vấn đề khá nhạy cảm. Cái mà được Hội đồng thông qua chính là cái định tính, nó phản ánh hoạt động, danh hiệu của anh có sức lan tỏa. Đấy là chưa kể, trong hoạt động nghệ thuật có nhiều loại hình, có những hoạt động nghệ thuật xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng nhiều thì khán giả biết nhiều, có những loại hình ví dụ nghệ thuật múa rối nước thì ai biết nghệ sĩ là ai, chỉ biết đến con rối thôi chứ.

Tuồng, chèo, cải lương ít đươc quan tâm. Đối với tuồng, các diễn viên hóa trang như thế thì ai biết người ấy là người nào, rất thiệt thòi. Còn các chương trình hài, gặp nhau cuối tuần, cuối năm, giờ vàng, thậm chí có diễn viên đóng hai vai cùng một giờ vàng, cứ tưởng phim này bị lẫn phim kia. Vì thế cho nên, theo NSND Lê Tiến Thọ cũng cần cân nhắc để sửa đổi phù hợp với tiêu chí chung, ví dụ quy định để 90% phiếu Hội đồng là rất khó.

xet tang nsnd nsut khong chi la chuyen on co tri tan
Trích đoạn vở diễn chèo.

Theo ông nên chỉ để quá 75% là phù hợp. Ông cho rằng, các quy định mới chỉ là khung cứng, để đạt danh hiệu thì không chỉ có huy chương, mà cần phải thuyết phục được hội đồng để họ bỏ phiếu... Thường thì các thành viên Hội đồng xét tặng đều là những người có nhãn quan, tư duy nghệ thuật chuẩn mực. Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ yếu tố cảm tính của cá nhân chi phối quyết định của chính những người cầm cân nảy mực này.

Việc những năm qua, theo Luật Thi đua khen thưởng, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã đưa danh sách những nghệ sĩ được xét duyệt để lấy ý kiến là một việc làm khá sáng suốt, công bằng và tạo được sự dân chủ đối với từng nghệ sĩ. Việc đưa thông tin của các nghệ sĩ lên truyền thông cũng sẽ được sàng lọc thêm một lớp thông tin, thì một mặt qua thông tin sẽ phản hồi đến Hội đồng.

Ví dụ chưa xứng đáng hoặc có ý kiến về tư cách đạo đức, hoạt động không hiệu quả thì ngay lập tức Hội đồng sẽ có ý kiến để bỏ phiếu lại và thực tế là có những người khi bỏ phiếu lại đã... trượt.

Theo ý kiến của NSND Tiến Thọ, qua nhiều năm làm việc liên quan đến các nghệ sĩ biểu diễn, ông cũng hoàn toàn hy vọng việc trẻ hóa đội ngũ các nghệ sĩ và có thể tổ chức thêm nhiều cuộc liên hoan nữa các hội chuyên ngành để các nghệ sĩ có những điều kiện tham gia.

xet tang nsnd nsut khong chi la chuyen on co tri tan
Nghệ sĩ nhân dân Lê Tiến Thọ.

Những người nghệ sĩ luôn mong muốn được công chúng, xã hội ghi nhận đối với những cống hiến cho nghề nghiệp của mình bằng các danh hiệu như NSND, NSƯT. Chúng tôi cho rằng, việc phong tặng danh hiệu này, đôi khi là những lời động viên tuyệt vời đúng lúc đối với họ như một sự bù đắp cho bao cố gắng cống hiến mà đôi khi, tất cả những gì nhận được từ các hoạt động nghệ thuật trong bối cảnh bây giờ của chúng ta còn chưa thực sự bù đắp được những thiếu thốn trong đời sống mà nghệ sĩ đang phải chịu.

NSƯT Trần Hạnh, ở tuổi ngoài 80, vẫn phóng xe máy đến nhiều nơi để quay phim, ông gặp tai nạn trong quá trình tham gia diễn xuất, nhưng đối với ông, cả một đời lao động, đã nỗ lực hết mình vì khán giả, vì vai diễn, vì nghệ thuật, còn phong danh hiệu hay giải thưởng, với ông là một đặc ân, có thì thật sự vinh hạnh, mà không có thì ông vẫn tiếp tục làm nghề, chứ không có một điều gì ảnh hưởng đến niềm đam mê của ông.

Dù đã từ rất lâu rồi, NSƯT Trần Hạnh xa rời cuộc "chinh chiến" trong nghệ thuật, ông sống cùng các con với đồng lương hưu ít ỏi, sáng ra trông hàng bán giày dép cho con ở ga Hà Nội, chiều về lại lúi húi trong căn nhà chăm sóc người con trai bị bệnh. Với ông, cuộc sống đôi khi đầy những điều bất ngờ và dù cho bất ngờ thế nào thì vẫn phải sống tốt.

Nói đến đợt phong tặng lần này, ông cười trong hạnh phúc, bảo rằng, bất kỳ nghệ sĩ nào cũng rất vui mừng, hạnh phúc nếu trong đời họ đạt được danh hiệu cao quý này và ông sẽ biết trân trọng nó như trân trọng mấy chục năm trong cuộc đời mình đã sống và làm việc cật lực vì những vai diễn...

XEM THÊM

xet tang nsnd nsut khong chi la chuyen on co tri tan Thanh Lam bị trượt danh hiệu NSND vì không đủ huy chương?

NSƯT Thanh Hương - mẹ của NSƯT Thanh Lam cho biết, bà cảm thấy rất buồn vì vừa rồi chính bà làm hồ sơ xin ...

xet tang nsnd nsut khong chi la chuyen on co tri tan Lằng nhằng chuyện 'già rồi còn phải xin xỏ'

Không có một kỳ xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nào lại không xảy ra tình trạng nghệ sĩ nổi tiếng nhiều năm cống hiến ...

xet tang nsnd nsut khong chi la chuyen on co tri tan TP.HCM kiến nghị đặc cách danh hiệu NSND cho Minh Vương

Ngoài Minh Vương, Sở Văn hóa sẽ có văn bản kiến nghị Bộ đặc cách trao danh hiệu cho nghệ sĩ Giang Châu, Thanh Tuấn.

xet tang nsnd nsut khong chi la chuyen on co tri tan NSND Bạch Tuyết lần đầu kể về 3 lần tự tử bất thành... vì tổn thương

NSND Bạch Tuyết - một tên tuổi của làng cải lương Việt Nam thú nhận, bà từng 3 lần tìm đến cái chết vì những ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.