Xét xử Giang Kim Đạt: Tiền thu hồi được thuộc về ai?

Tại phiên xét xử Giang Kim Đạt và các đồng phạm sáng nay, cùng một khoản tiền thu hồi được từ vụ án nhưng có đến 3 doanh nghiệp (Vinashinlines, Vinashin và Vinalines) cùng muốn nhận.

Sáng nay, 18/2, phiên toà xét xử Giang Kim Đạt (SN 1977, cựu quyền trưởng phòng kinh doanh của Vinashinelines) cùng các đồng phạm trong vụ án Tham ô tài sản và Rửa tiền tại Vinashinelines được tiếp tục.

xet xu giang kim dat tien thu hoi duoc thuoc ve ai
Bị cáo Giang Kim Đạt (đứng hàng đầu) và các đồng phạm tại phiên tòa - Ảnh: Tuổi Trẻ

Như đã đưa tin, trước khi kết thúc buổi xét xử chiều qua, chủ toạ phiên toà cho biết hôm nay đã được tiếp tục với phần hỏi của HĐXX đối với các đối tượng khác liên quan đến vụ án.

Các doanh nghiệp cùng đòi một khoản bồi thường

Tại phiên toà, bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt - đại diện ủy quyền của Vinashin cho hay thời điểm xảy ra vụ việc, Vinashinlines thuộc sở hữu 100% của Vinashin.

Tiền mua tàu của Vinashinlines được Vinashin phụ trách và ủy thác cho vay thông qua Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy (VFC) - Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin, nay là Tổng Công ty CNTT). Do vậy Vinashinlines phải chịu trách nhiệm trả lãi và gốc cho VFC.

Nói về thiệt hại liên quan đến mua tàu của Vinashinlines, bà Nguyệt cho biết, Vinashinlines là đơn vị trực tiếp bị thiệt hại, Vinashin bị thiệt hại gián tiếp. Theo số liệu VFC cung cấp thì Vinashinlines đang nợ 48 triệu USD và 73 tỷ VNĐ. Đó là tính tiền gốc. Hiện khả năng thu hồi số tiền này rất khó.

Vụ việc xảy ra trong giai đoạn 2006- 2009, Vinashinlines đang thuộc Vinashin nên đại diện đơn vị này yêu cầu thu hồi tiền thiệt hại và bồi thường (nếu có) cho Vinashin.

Đáng chú ý, cũng tại phiên toà sáng nay, ông Bùi Xuân Khôi - đại diện Tổng Công ty hàng hải (Vinalines), cho biết, thời điểm xảy ra vụ án Vinashinlines không thuộc tổng công ty.

Tháng 6/2010 theo quyết định 926 của Thủ tướng Chính phủ, công ty này được chuyển về Vinalines. Vinalines phải nhận toàn bộ nợ và phải trả nợ cho Vinashinlines. Tổng số tiền nợ của công ty này mà Vinalines đang phải gánh là hơn 6.000 tỷ đồng.

Do đang phải gánh nghĩa vụ với Vinashinlines nên đại diện của Vinalines đề nghị các khoản tiền thu hồi được trong vụ án phải chuyển trả cho Vinalines, theo ông Khôi.

Đáp lại lời ông Khôi, bà Nguyệt cho rằng do thời điểm chuyển giao, Vinalines phải trả cho Vinashin một khoản tiền nhưng đến nay vẫn chưa trả hết nên việc thu hồi các khoản tiền trong vụ án này đề nghị tuyên trả cho Vinashin và sau đó hai bên sẽ có thỏa thuận.

Ngoài ra, tại phiên toà, về khoản bồi thường thiệt hại do các bị cáo gây ra, bị cáo Trần Văn Liêm - cựu TGĐ Vinashinlines lại cho rằng số tiền đó chuyển về cho Vinashinlines quản lý, còn xử lý như thế nào thì chờ chỉ đạo trực tiếp từ cơ quan chủ quản.

Bộ Tài chính lên tiếng về người thụ hưởng khoản "hoa hồng"

Tại phiên toà sáng nay, một vấn đề khác đã được HĐXX đề cập đến chính là khoản tiền 260 tỷ đồng tiền hoa hồng và chênh lệch giá thuê tàu.

Về phía Bộ Tài chính, dù không có mặt đại diện nhưng bộ này đã có công văn trả lời liên quan đến hoa hồng.

Theo giải thích của Bộ Tài chính, các khoản hoa hồng liên quan đến mua tàu, thuê tàu không được hoạch toán là trái quy định của pháp luật.

Trường hợp quà biếu, tặng phát sinh từ mua tàu, cho thuê tàu (giá trị quà biếu tặng theo quy định của pháp luật) phải được hoạch toán vào thu nhập khác của công ty.

Chủ toạ phiên toà đã đặt câu hỏi này đối với đại diện của Vianshin. Bà Ánh Nguyệt - đại diện Vinashin cho hay, mọi hoạt động đều hoạch toán về Vinashinlines, cá nhân không được hưởng.

Lợi nhuận từ số tiền 260 tỷ đồng này có được xuất phát từ chức vụ của Đạt tại công ty, nếu không phải là người Vinashinlines thì Đạt sẽ không có lợi nhuận này.

Trả lời luật sư về quy định khoản hoa hồng, đại diện Vinashin trình bày, hiện chưa tìm thấy quy định pháp luật về hoa hồng, nhưng văn bản của Bộ Tài chính vừa công bố tại tòa đã trả lời tất cả câu hỏi của luật sư.

Còn với câu hỏi về quy chế nội bộ công ty, bà Ánh Nguyệt cho hay bà không biết nhưng theo vị đại diện này của Vinashin, quy chế nội bộ cũng phải dựa trên cơ sở pháp luật chứ không thể trái quy định pháp luật.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.