11 điều chưa chắc bạn đã biết về văn hoá Nhật

Nhật Bản là quốc gia có văn hóa đặc sắc, nhiều quy tắc ứng xử trong giao tiếp ở Nhật có thể khiến bạn ngỡ ngàng. 

Omiyage

Thuật ngữ 'omiyage' thường được dịch là 'quà lưu niệm' bằng tiếng Anh, nhưng thực chất ý nghĩa của omiyage nhiều hơn thế. Không giống như quà lưu niệm thông thường mua cho mình, omiyage còn được hiểu là quà mua về cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp sau một chuyến đi. Omiyage thường là thực phẩm đặc sản từ các vùng khác nhau, được đóng gói trong các hộp màu sáng đẹp. Ở Nhật Bản, omiyage đôi khi còn là sự kỳ vọng (của người nhận).

11 dieu chua chac ban chua biet ve van hoa nhat
Thuật ngữ 'omiyage' thường được dịch là 'quà lưu niệm' bằng tiếng Anh, nhưng thực chất ý nghĩa của omiyage nhiều hơn thế. (Ảnh: Kusuyama)

Giáng sinh là một kỳ nghỉ lãng mạn

Người theo đạo Kito chỉ chiếm khoảng 2% dân số Nhật Bản, vì vậy lễ Giáng sinh không phải là ngày lễ quốc gia. Vào dịp này, mọi người tận hưởng Giáng sinh như một lễ hội, cùng tặng quà cho nhau, các gia đình đi ăn tối ở nhà hàng, một số người chọn ăn gà rán KFC. Ở các thành phố lớn như Tokyo hay Kyoto, đường phố trang hoàng lộng lẫy với cây thông và cỗ xe tuần lộc của Ông già tuyết. Với nhiều cặp đôi, Giáng sinh đánh dấu một kỳ nghỉ lãng mạn trong mùa đông.

Không đi giày vào nhà

Người Nhật vẫn duy trì thói quen bỏ lại giày dép đi đường ở cửa (hay tủ để giày) trước khi bước vào nhà. Trong nhà sẽ có dép lê để giữ ấm cho bàn chân. Điều này áp dụng với cả chủ nhà và khách đến chơi. Một số không gian văn hóa áp dụng quy định này như là đền chùa, bảo tàng. Ngày nay, nhiều nhà hàng ăn kiểu truyền thống ở Tokyo cũng yêu cầu khách hàng để giày/dép đi đường bên ngoài.

Răng đen

Trong nhiều thế kỷ, răng đen - được gọi là ohaguro được nhiều phụ nữ Nhật Bản làm đẹp cho mình, đặc biệt là phụ nữ đã kết hôn và geisha. Ngoài việc được coi là hấp dẫn, việc này cũng được cho là giúp bảo vệ răng chống lại sự phân rã và các vấn đề nha khoa khác. Việc nhuộm răng đã bị cấm từ cuối thế kỷ 19, trong một nỗ lực để hiện đại hóa Nhật Bản.

11 dieu chua chac ban chua biet ve van hoa nhat
Trong nhiều thế kỷ, răng đen - được gọi là ohaguro được nhiều phụ nữ Nhật Bản làm đẹp cho mình. (Ảnh: Visit Japan).

Không ăn uống khi đi đường

Vừa đi vừa ăn/uống không được coi là thô lỗ nhưng vẫn bị đánh giá là hành vi cấp thấp ở Nhật Bản. Mọi người có thói quen mua thực phẩm ở quầy ăn nhanh, rồi ngồi thưởng thức ngay tại quầy (nếu có ghế) hoặc đứng cạnh quầy dùng hết phần đồ mới tiếp tục đi dạo.

Bóng chày là môn thể thao phổ biến

Nhắc đến Nhật Bản, nhiều người sẽ nhớ đến Sumo, nhưng thực chất bóng chày mới là môn thể thao được xem và chơi nhiều nhất. Bóng chày đến với người Nhật từ thời Minh Trị và ngày càng phổ biến hơn sau Chiến tranh thế giới thứ II. Nhật Bản có hai liên đoàn bóng chày chuyên nghiệp, cùng với vô số giải đấu cấp trung học và đại học. Các trận bóng chày ở Nhật Bản đặc biệt đáng chú ý với phần cổ vũ sôi động và chất lượng chuyên môn cao.

11 dieu chua chac ban chua biet ve van hoa nhat
Bóng chày là môn thể thao phổ biến ở Nhật Bản. (Ảnh: Tournhatban)

Quy tắc dùng đũa

Người Nhật tối kỵ việc dùng đũa của mình để nhận thức ăn từ đũa của một người khác. Điều đó được xem là điều xấu. Mọi người khi gắp thức ăn cho nhau sẽ đặt đồ ăn vào đĩa của người kia, thay vì nhận bằng đũa trực tiếp. Người Nhật cũng không đặt đũa tùy tiện trên bàn ăn. Đũa sẽ được gác trên một miếng gốm (hoặc gỗ) nhỏ, gọi là "giá đỡ".

Quy tắc trên bàn rượu

Trên bàn rượu, người Nhật ít khi tự rót rượu cho mình mà sẽ đợi được người khác rót rượu. Những người trẻ thường sẽ rót rượu cho người già, cấp thấp rót rượu cho cấp cao hơn. Nếu là đồng nghiệp, bạn bè "ngang vai", mọi người sẽ lần lượt rót rượu cho nhau. Điều này nhằm thể hiện sự kính trọng với người cùng uống rượu và sự khiêm nhường của bản thân.

Ăn thịt ngựa

Thịt ngựa đã được tiêu thụ ở Nhật từ cuối thế kỷ 16. Việc sử dụng thịt ngựa chế biến món ăn tăng lên đáng kể trong những năm 1960, do vai trò của ngựa trong nông nghiệp và giao thông thời kỳ đó đã giảm đi đáng kể. Thịt ngựa sống, được gọi là basahi, thường được phục vụ trong các nhà hàng. Người ta ăn thịt ngựa với gừng và shoyu ngọt.

Geisha đầu tiên là nam giới

Geisha thực sự có nghĩa là "người làm nghệ thuật" và những geisha đầu tiên ở Nhật là... đàn ông. Nữ geisha mới bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỷ 18, ban đầu được gọi là onna geisha (nữ nghệ sĩ). Sau đó số lượng nữ geisha ngày càng nhiều, trong khi geisha nam ngày càng hiếm.

Không tặng tiền tips

Nếu như ở nhiều nước phương Tây, tặng tiền tips cho người phục vụ là hành động lịch sự, thì ở Nhật, nhân viên ở nhà hàng, quầy ăn sẽ từ chối nhận tiền tips. Khách hàng chỉ cần thanh toán đủ số tiền trên hóa đơn là được.

11 dieu chua chac ban chua biet ve van hoa nhat
Khách hàng không cần tặng tiền tips ở Nhật Bản. (Ảnh: Seriouseats)
11 dieu chua chac ban chua biet ve van hoa nhat Chuyến đi thăm vùng thiên nhiên trù phú Hitoyoshi

Hitoyoshi thuộc tỉnh Kumamoto, phía đông của nước Nhật là nơi có thiên nhiên phong phú và nhiều hình thức tham quan hấp dẫn.

11 dieu chua chac ban chua biet ve van hoa nhat Sự thanh thản ở vùng nông thôn Nhật Bản

Omachi là một thị trấn nhỏ thuộc huyện Kishima, thuộc vùng Saga, Nhật Bản, là nơi có cảnh đẹp thanh bình và kết nối với Tokyo qua ...

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Đạt Phương: Mục tiêu lãi 343 tỷ đồng, tìm kiếm thêm dự án bất động sản công nghiệp
Năm 2024, Đạt Phương đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất 4.566 tỷ đồng và lãi sau thuế 343,5 tỷ đồng. Với mảng bất động sản, năm nay Đạt Phương sẽ tập trung triển khai khu đô thị Cồn Tiến và Casamia Hội An, đồng thời tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án công nghiệp.