Báo động: Nữ giới Việt... béo phì, nam giới khó... sinh sản | |
Béo phì có thể lây từ người sang người | |
Vắc xin chống béo phì sắp trở thành sự thật? |
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ người béo phì trên toàn thế giới đã tăng gần gấp ba kể từ năm 1975. Béo phì là tình trạng một người có mỡ thừa hoặc trọng lượng cơ thể quá lớn, tình trạng này có thể làm giảm sức khỏe. Nói cách khác, béo phì được xác định bằng cách so sánh tỷ lệ chiều cao với trọng lượng, được gọi là chỉ số khối cơ thể (BMI). Đây là thước đo mỡ cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng.
Cũng theo WHO, một người trưởng thành có chỉ số BMI từ 30 trở lên được coi là béo phì, trong khi đó, chỉ số BMI từ 25 trở lên được coi là thừa cân. Dưới đây là một số thông tin quan trọng về béo phì và thừa cân mà bạn nên biết.
Những sự thật về béo phì và thừa cân
1. Từ năm 1975, tỷ lệ người bị béo phì đã tăng gần gấp ba lần.
2. Dữ liệu của WHO cho thấy hơn 1,9 tỷ người từ 18 tuổi trở lên đã bị phát hiện thừa cân trong năm 2016 - trong đó hơn 650 triệu người bị béo phì.
3. Trong năm 2016, khoảng 39% người lớn từ 18 tuổi trở lên bị thừa cân và 13% bị béo phì.
4. Khoảng 41 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì vào năm 2016.
5. Trong năm 2016, hơn 340 triệu trẻ em và thanh thiếu niên từ 5-19 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì.
6. Trên toàn cầu, tỉ lệ người bị béo phì nhiều hơn người thừa cân, béo phì có liên quan đến tử vong nhiều hơn là thiếu cân.
(Ảnh: Timesnownews) |
Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng béo phì, thừa cân?
Béo phì thường do tiêu thụ quá nhiều calo và dẫn đến lối sống ít vận động. Bên cạnh đó, một số người bị béo phì do di truyền.
Theo WHO, tình trạng thừa cân và béo phì, cũng như các bệnh liên quan không lây nhiễm, phần lớn có thể ngăn ngừa được. Bằng cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên, bạn có thể ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ bị béo phì hoặc thừa cân, trừ khi có một số vấn đề về sức khỏe.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn béo phì hoặc thừa cân và bạn cần giảm cân, thì những cách dưới đây có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả:
(Ảnh: Medicalnewstoday) |
- Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng bao gồm nhiều trái cây và rau quả tươi có hàm lượng calo thấp, cũng như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt.
- Hạn chế tiêu thụ năng lượng từ tổng chất béo và đường.
- Tham gia vào hoạt động thể chất thường xuyên (10 phút mỗi ngày cho trẻ em và 150 phút mỗi tuần cho người lớn).
- Hãy đọc một cuốn tạp chí dinh dưỡng để giúp bạn lập kế hoạch và phát triển các chiến lược ăn uống lành mạnh cần thiết.
- Theo dõi cân nặng của bạn một cách thường xuyên.
Vóc dáng chuẩn theo chỉ số khối cơ thể BMI được tính thế nào? | |
Kiểm soát cân nặng phòng thừa cân, béo phì ở trẻ | |
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ béo phì |