9 câu hỏi không thể bỏ qua về cúm gia cầm A/H7N9

Những giải đáp sau sẽ giúp bạn sáng tỏ về bệnh cúm A/H7N9 cũng như cách phòng ngừa.
9 cau hoi khong the bo qua ve cum gia cam ah7n9 Đề nghị nâng mức cảnh báo dịch cúm A H7N9

Hiện nay, dịch cúm gia cầm H7N9 đang xảy ra ở Trung Quốc, rất gần với Việt Nam. Những giải đáp sau sẽ giúp bạn sáng tỏ về bệnh cúm A/H7N9 cũng như cách phòng ngừa.

1. Nguyên nhân của bệnh cúm và cúm gia cầm?

Do siêu vi trùng (Virus) cúm gây ra – Virus cúm gây bệnh trên người được chia 3 nhóm (A,B,C) trong đó nhóm A là phổ biến và một số trong nhóm này có thể phát thành dịch bệnh.

Virus cúm có cấu trúc hình khối cầu, trên bề mặt có nhiều thụ thể kháng nguyên, trong đó có 2 thụ thể kháng nguyên (glycoprotein) đáng chú ý là Haemaglutinin (H) và Neuraminidase/

Hiện có phân nhóm 16 H và 9 N, các tiểu nhóm này có thể thay đổi cấu trúc do vậy có những khó khăn nhất định trong việc tìm kiếm vaccine phòng và điều trị bệnh.

Một số loại cúm có liên quan đến gia cầm mà thường nghe thấy là:

H5N1 – Bird Flu (gà) 2004

H1N1 – Swine Flu (heo) 2009

H7N9 – Cúm gia cầm – từ 2013

2. Bệnh cúm gia cầm A/H7N9 có phải là loại vi rus (siêu vi trùng) mới?

Mặc dù nhóm vi rus cúm nhóm A, H7 (ví dụ H7N2, H7N3 và H7N7) thỉnh thoảng có gây nhiễm trên người, H7N9 trước đây chỉ thấy gây bệnh trên chim ở Hà lan, Nhật và Mỹ.

Nhưng bắt đầu từ 3/2013 tại Trung Quốc, trường hợp đầu tiên A/H7N9 gây bệnh trên người được báo cáo. Tính đên 16/1/2017: 918 mắc bệnh và 359 tử vong

Từ 2013-2015: Có 4 đợt dịch bệnh. Riêng cuối năm 10/2016- đầu năm 20/2/2017: đợt bùng phát thứ 5 của H7N9 với 424 người mắc bệnh

Tổng số từ đợt 1- đến 5: Thông tin gần đây nhất thì đã đó 1223 trường hợp xác định và khoảng 40% trường hợp tử vong (con số tăng lên)

9 cau hoi khong the bo qua ve cum gia cam ah7n9

3. Biểu hiện của bệnh cúm gia cầm A/ H7N9

A. Trên gà, vịt, chim bồ câu … - Hầu như không có biểu hiện bệnh (ngoại trừ có những con vật bị chết không rõ nguyên ro và thử nghiệm tìm ra, còn nói chung đa số không có biểu hiện bệnh). Điểm này khác với cúm gà A/H5N1 – thì gia súc bị ảnh hưởng có thể từ nhẹ đến nặng rõ ràng.

B. trên người: Sốt, ho, khó thở, có thể viêm phổi, suy hô hấp cấp, nhiễm trùng máu và suy chức năng các bộ phận trong cơ thể.

5. Cách thức lan truyền của Cúm A/H7N9:

Người bị mắc bệnh thì hiếm (không dễ dàng). Thường là tiếp xúc gần với gia cầm bị bệnh (dù sống hay chết) hoặc tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm hay ghé thăm các chợ gia cầm sống.

Tạm thời coi như chưa có lan truyền Người qua Người: Tuy nhiên cũng phải nói có vài trường hợp được coi là có lan truyền người sang người. Còn nhìn chung, H7N9 ít có nguy cơ truyền bệnh từ người sang người. (mặc dù vậy, do đặc tính cấu trúc thay đổi, Y giới luôn cần cảnh giác và theo dõi chặc chẽ. Bởi vì nếu Virus lây từ người sang người thì sẽ tạo dịch và nguy hiểm đáng kể. So với H5N1 (cúm gà) trước đây, thì H7N9 được coi là có thể lan truyền Người-Người cao hơn; (nhắc lại hơn nữa là cúm H5N1 rõ ràng trên gia súc nên dễ phát hiện hơn)

6. Điều trị bệnh cúm A/H7N9

Điều trị hỗ trợ: giảm sốt, bù đủ nước điện giải, nghỉ ngơi. Ăn uống đầy đủ

Điều trị thuốc: Oseltamivir (Tamiflu), Zanamivir (Relenza), truyền tĩnh mạch Peramivir (Rapivab)– H7N9 giống như các cúm gà khác (avian flu), không đáp ứng với nhóm thuốc kháng siêu vi trùng nhóm Adamantane.

Tuy nhiên gần đây cũng có lo ngại là kháng thuốc của A/H7N9 với Oseltamivir hay Zanamivir.

Chú ý thống kê: cần uống sớm, và đúng đối tượng (Còn lại hiệu quả giữa lợi ích và tác hại của thuốc là không đáng kể nếu người bệnh không có những bệnh lý yếu miễn dịch, hay bệnh lý đặc biệt gây kém khả năng đề kháng).

7. Phòng bệnh cúm A/H7N91

- Rửa tay: Rửa tay liên quan chuẩn bị thức ăn; chế biến hay dọn dẹp chất thải động vật. Rửa tay khi chăm sóc người bệnh.

- Vệ sinh hô hấp cũng là điều cần chú ý. Bịt miệng khi ho, bằng tay hay khăn giấy. Rửa tay, vứt khăn giấy đã qua sử dụng vào thùng rác đậy kín

- Vệ sinh ăn uống: A/H7N9 không lây truyền qua thực phẩm được nấu chín vì virus cúm sẽ bị tiêu diệt trên 70 độ C, do đó có thể ăn thịt lợn hay thịt gia cầm đã được nấu chín hoàn toàn.

Không nên ăn thịt tái, tiết canh.

Tránh ăn thịt con vật bị bệnh hoặc đã chết vì bệnh.

Cẩn trọng với nguồn gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ (như đã nói, gà vịt bị bệnh có thể không có biểu hiện nhưng vẫn có thể lây bệnh cho người. VN thì càng cẩn thận vì buôn lậu biên giới, thiếu kiểm soát, thiếu trung thực khai báo…)

- Chưa có vaccine dùng cho công chúng, nhưng đang có vài vaccine trong giai đoạn kiểm nghiệm. Mục đích chính là dự phòng nếu có dịch bùng phát trên người đủ mức sẽ có thể tiến hành tiêm phòng đại trà.

8. Ăn trứng của gà vịt bị bệnh có bị không?

Lời khuyên y tế: Trứng không mang mầm bệnh, tuy nhiên nên ăn trứng nấu chín kỹ, (không đánh kem sống hay ăn lòng đào)

9. Tiêm phòng cúm mùa đông hàng năm có phòng bệnh A/H7N9 không?

Trả lời không, vì thường tiêm cúm mùa đông từ 3-5 chủng, không có phòng cho chủng này. Vậy tiêm cúng mùa đông phòng cho Cúm Swine flu (cúm heo không)? Thông thường là có, vì các năm gần đây, thuốc chủng ngừa cúm thường có bao gồm đề kháng cho Swine flu.

Một vài câu hỏi thường gặp khác

Có nên hạn chế đi du lịch vì cúm H7N9 không?

Không, nói rộng ra là cả du lịch Trung Quốc cũng chưa bị khuyến cáo, mà chỉ là tránh vào các chợ gia súc sống hay tiếp xúc trực tiếp với các con gà vịt (nếu chẳng may chúng bị bệnh), đảm bảo vệ sinh an toàn (theo nguyên tắc phòng bệnh ở trên).

Nếu nói bệnh nhân có tỉ lệ tử vong là khoảng 40% là rất cao, vậy bệnh có đáng ngại không?

Mặc dù tỉ lệ tử vong cao, nhưng số người mắc và nguyên tắc lây truyền vẫn chưa bị coi là dịch. Và nhất là nguy cơ lây truyền Người-Người chỉ có một vài trường hợp trong hoàn cảnh rất đặc biệt (như chăm sóc gần gũi với người bệnh) mà thôi. Nhìn chung cộng đồng chú ý tin tức chứ chưa cần phải báo động khẩn.

9 cau hoi khong the bo qua ve cum gia cam ah7n9 Đề nghị nâng mức cảnh báo dịch cúm A H7N9

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi vừa qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ...

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.