9 nước 'tẩy chay' Qatar: Khi người giàu cô đơn

Qatar đang rơi vào thế khó khi 9 quốc gia Arab tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao trong cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất khu vực Trung Đông suốt nhiều năm qua.

4 nước vùng Vịnh Saudi Arabia, Bahrain, Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) trong sáng ngày 5/6 đồng loạt tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar. Đây được coi là động thái đóng băng ngoại giao đầy bất ngờ và là cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất khu vực Trung Đông trong nhiều năm qua, theo CNN.

Cho tới nay, tổng cộng 9 quốc gia tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, đất nước có gần 2,3 triệu người, phần lớn là người lao động nước ngoài.

Những người trong nước đang lo lắng về cuộc sống của họ khi Qatar bị cô lập ngoại giao – viễn cảnh khó tưởng tượng đối với một quốc gia giàu có, nhưng chỉ dựa vào thực phẩm nhập khẩu.

Các quốc gia tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với Qatar cho rằng quốc gia này hỗ trợ khủng bố và gây bất ổn định trong khu vực. Doha cho rằng lý giải này là “phi lý” và "vô căn cứ".

Chuyện gì đã xảy ra?

9 nuoc tay chay qatar khi nguoi giau co don
Qatar bị cáo buộc ủng hộ các tổ chức cực đoan gây bất ổn khu vực. Ảnh: Sky News

- Danh sách các quốc gia tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với Qatar ban đầu gồm 5 nước: Saudi Arabia, UAE, Ai cập, Bahrain và Yemen. Tuy nhiên chỉ vài ngày sau, Mauritius, Mauritania, Maldives và chính phủ phía đông Libya đã bổ sung tên mình vào danh sách này.

- Saudi Arabia đã cắt đứt tất cả đường hàng không với Qatar, trong khi UAE đã đóng các sân bay và bến cảng với Qatar.

- Etihad, Emirates, Fly Dubai và Gulf Air ngừng tất cả các chuyến bay đến và rời thủ đô Doha của Qatar. Qatar Airways cho biết, họ đang tạm dừng các chuyến bay tới Saudi Arabia.

- Các nhà ngoại giao Qatar nhận thông báo rời khỏi các cơ quan đại diện đóng tại nước ngoài.

- Công dân Qatar có 14 ngày rời khỏi Saudi Arabia, Bahrain và UAE và những quốc gia này cũng cấm người dân nhập cảnh vào Qatar.

Chuyện gì phía sau?

Đó là cả một câu chuyện phức tạp.

Các đồng minh của vùng Vịnh nhiều lần chỉ trích Qatar vì nghi nước này ủng hộ nhóm Anh em Hồi giáo, một phong trào Hồi giáo được thành lập từ gần 100 trước và bị coi là tổ chức khủng bố do Saudi Arabia và UAE hậu thuẫn.

Trong thông báo về việc cắt đứt mối quan hệ, UAE cáo buộc Qatar "tài trợ và chứa chấp" nhóm Anh em Hồi giáo. Tuy nhiên, theo giới phân tích, UAE đưa ra quyết định này cũng dựa trên quan điểm cho rằng Qatar có mối quan hệ “quá gần gũi” với Iran.

Cuộc khủng hoảng ngoại giao xảy ra hai tuần sau khi Saudi Arabia, UAE, Bahrain và Ai Cập chặn một số hãng truyền thông của Qatar - bao gồm cả Al Jazeera – xung quanh những lời bình luận của Tiểu vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani. Tiểu vương Al Thani gọi Iran là "thế lực Hồi giáo" và chỉ trích chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Tehran.

Saudi Arabia và Iran mâu thuẫn với nhau trong một số vấn đề khu vực, bao gồm chương trình hạt nhân của Iran và Saudi Arabia cho rằng Tehran đang vượt phạm vi ảnh hưởng của nước này trong các vấn đề, đặc biệt liên quan tới Syria, Lebanon và quốc gia láng giềng Yemen.

Qatar và Iran chia sẻ các khu vực có trữ lượng khí đốt tự nhiên dưới nước lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, các báo cáo gần đây cho thấy, mối quan hệ này không đơn thuần là chuyện quản lý tài nguyên, đồng thời cáo buộc quan chức Qatar đã gặp người đứng đầu lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran.

Khủng hoảng ngoại giao tác động ra sao tới người dân Qatar?

9 nuoc tay chay qatar khi nguoi giau co don
Tình trạng thiếu lương thực xảy ra tại Qatar bởi sau khi cắt quan hệ ngoại giao với Saudi Arabia, điểm cung cấp nhiều nhu yếu phẩm quan trọng cho Qatar. Ảnh: Dohanews

Qatar là quốc gia giàu dầu mỏ và khí đốt nhưng lại không sản xuất thực phẩm, mà phần lớn nhập khẩu từ Saudi Arabia. Giờ đây, khi đường biên giới bị đóng cửa, giá lương thực có thể tăng vọt. Các báo cáo cho thấy, Qatar đang dự trữ lương thực trong bối cảnh nước này có thể rơi vào tình trạng thiếu thực phẩm cho người dân.

Qatar Airlines là một hãng hàng không lớn trên thế giới nhưng không được phép di chuyển qua không phận phía Saudi Arabia, Ai Cập, Bahrain và UAE. Điều đó có nghĩa là các chuyến bay đến Châu Phi và Bắc Mỹ có thể phải bay vòng qua nhiều quãng đường. Điều này làm gia tăng chi phí nhiên liệu, thời gian bay và giá vé.

Tuy nhiên, Qatar có một quỹ đầu tư trị giá hơn 300 tỷ USD được lập vào năm 2005 nhằm phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia. Qũy này có thể giúp họ vượt qua những khó khăn về tài chính.

Qatar là quốc gia có nhiều người nhập cư với hơn hai triệu nhân công nước ngoài, chủ yếu tới từ Ấn Độ, Nepal, Bangladesh và Philippines.

Đại sứ quán Qatar ở UAE khuyến cáo người dân nước này đi du lịch qua Kuwait hoặc Oman nếu không thể bay trực tiếp. Đại sứ quán cũng tuyên bố sẽ trả tiền vé cho những công dân không có khả năng mua vé.

Một số người nước ngoài sống ở vùng Vịnh cũng đang cố tranh thủ tìm những cách khác để đến và rời khỏi Doha. Nhiều gia đình sống ở Dubai và làm ở Doha thường chỉ mất 45 phút bay.

9 nuoc tay chay qatar khi nguoi giau co don Qatar bị 'từ mặt', dân cuống cuồng tích trữ lương thực

Phần còn lại thế giới bị ảnh hưởng như thế nào?

Mọi bất ổn ở khu vực Trung Đông đều có thể đẩy giá dầu thế giới cao hơn. Cho đến nay, thị trường dầu khí trên thế giới đã và đang hứng chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng này.

Tuy nhiên, Greg McKenna, chuyên gia chiến lược thị trường tại CFD và nhà cung cấp dịch vụ FX AxiTrader, cho rằng những chuyện xảy ra tiếp theo mới đáng lo ngại.

"Qatar là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, có đường ống tại vùng Vịnh và có thể trả đũa để đáp trả (quyết định cắt quan hệ ngoại giao), nhưng cắt giảm nguồn cung dầu cho các nước láng giềng là một phương án khác được cân nhắc”, ông Greg nhận định.

Cuộc khủng hoảng ngoại giao cũng là rắc rối mới nhất khi Qatar đang chuẩn bị cho World Cup 2022. Nếu hạn chế đi lại vẫn kéo dài, Qatar có thể tiếp tục ngừng các hoạt động cung cấp và cuối cùng là giới hạn tự do di chuyển của những người hâm mộ bóng đá ra và vào đất nước họ suốt thời gian diễn ra World Cup.

Những người chịu trách nhiệm cho việc tổ chức Giải bóng đá World Cup ở Qatar đang đối mặt với cáo buộc về quản lý yếu kém và chính phủ Qatar đã cắt giảm ngân sách hơn 40% cho giải đấu này vì giá dầu giảm.

Mỹ có liên quan tới khủng hoảng vùng Vịnh lần này?

9 nuoc tay chay qatar khi nguoi giau co don
Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Tiểu vương Qatar vào tháng trước. Ông cho rằng Mỹ và Qatar là "bạn bè lâu năm". Ảnh: ABC.

Ngày 6/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như tin rằng khu vực Trung Đông đang chia rẽ. “Trong chuyến công du gần đây tới Trung Đông, tôi đã nói rằng không thể tiếp tục cung cấp tài chính cho tư tưởng cực đoan. Các nhà lãnh đạo đã nhắm tới Qatar - hãy nhìn xem!, ông Trump viết trên Twitter cá nhân.

Các quan chức Lầu Năm Góc nhanh chóng tìm cách xoa dịu dư luận trước bình luận trên của Tổng thống Trump. Người phát ngôn Jeff Davis nói với các phóng viên hôm 6/6 rằng Mỹ "rất biết ơn Qatar vì đã ủng hộ lâu dài cho sự hiện diện của chúng tôi và cam kết lâu dài của họ (Qatar) đối với an ninh khu vực".

Theo CNN, các quốc gia trong vùng Vịnh đóng vai trò quan trọng trong liên minh do Mỹ dẫn đầu chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Qatar là nơi quân đội Mỹ đặt căn cứ không quân Al Udeid, trung tâm điều phối các hoạt động trên không hàng ngày của Mỹ tại khu vực.

Tới Saudi Arabia hồi tháng 5 là một phần trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của tổng thống Mỹ. Tại đây, ông Trump tuyên bố Mỹ đã ký một hợp đồng vũ khí trị giá 110 tỷ USD với Saudi Arabia, và phát thông điệp rằng các quốc gia ở khu vực này phải chia sẻ trách nhiệm “kiềm chế những nhân tố xấu”.

Tuy nhiên, Trump và các quan chức của ông cũng ca ngợi Qatar. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và Ngoại trưởng Rex Tillerson đã gặp những người đồng cấp Qatar vào tháng 4 và tháng 5. Và tại hội nghị thượng đỉnh tháng 5 tại Saudi Arabia, ông Trump khẳng định, quan hệ giữa Mỹ và Qatar "rất tốt".

Qatar sẽ phản ứng như thế nào?

9 nuoc tay chay qatar khi nguoi giau co don
Qatar sẽ có những bước đi tiếp theo như thế nào để giải quyết khủng hoảng hiện nay? Ảnh minh họa: CNN

Saudi Arabia và UAE có thể yêu cầu các nhượng bộ từ Qatar để đổi lại mối quan hệ ngoại giao và kinh tế.

Các nhà phân tích cho rằng, một trong những yêu cầu của Saudi và UAE có thể là việc đóng cửa kênh truyền hình Al Jazeera.

Được thành lập hai mươi năm trước tại Doha, Al Jazeera đã giúp mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị của Qatar bằng cách phát sóng các chương trình tiếng Arab trong hàng triệu phòng khách trong khu vực. Kênh truyền hình này tiếp tục triển khai các chương trình bằng tiếng Anh.

Sultan Al Qassemi, một nhà bình luận nổi tiếng trong khu vực dự đoán động thái đầu tiên của Thân vương Qatar nhằm cho thấy thái độ hợp tác tích cực của nước này có thể là đóng cửa kênh truyền hình Al Jazeera. “Điều này có thể xảy ra trong vài tháng nữa, hoặc có khi là vài tuần tới”, ông Al Qassemi nói.

9 nuoc tay chay qatar khi nguoi giau co don Qatar chi 1 tỷ USD chuộc thành viên hoàng gia bị bắt cóc?

Qatar bị nghi trả số tiền chuộc lên đến 1 tỷ USD cho các lực lượng liên kết với nhóm khủng bố al-Qaeda tại Syria ...

9 nuoc tay chay qatar khi nguoi giau co don Qatar bị cô lập: Kịch bản nào cho quốc gia dầu mỏ giàu có này?

Việc Qatar bị các nước láng giềng cô lập được dự đoán sẽ tiếp tục khiến cho bất ổn chính trị leo thang và sẽ ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.