Ai bảo vệ trẻ em khi sóng giờ vàng dành cho mọi lứa tuổi?

Để bảo vệ trẻ em Việt Nam khỏi những chương trình không phù hợp với lứa tuổi, sẽ có rất nhiều việc phải làm. Trong đó nhất thiết phải xem lại quan niệm về ‘giờ vàng’ cho phim truyền hình.
ai bao ve tre em khi song gio vang danh cho moi lua tuoi
Những cảnh như thế này không hiếm trên màn ảnh truyền hình Việt vốn dành cho tất cả mọi người xem trong... mọi giờ, nhất là giờ vàng!

Như báo chí đã đưa tin, Thông tư về tỉ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên các loại hình báo chí của Bộ Thông tin truyền thông sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10/2017.

Thông tư này thực sự đáng để chờ đợi, vì hiện nay ‘lá chắn’ để bảo vệ trẻ em trước các phương tiện truyền thông gần như không có.

Ở bài viết trước báo chí đã phản ánh tình trạng các chương trình truyền hình thực tế thi nhau ‘gặt lúa non’.

Hôm nay chúng tôi sẽ đề cập đến khu vực phim truyền hình, nơi cũng có rất nhiều vấn đề cần bàn.

ai bao ve tre em khi song gio vang danh cho moi lua tuoi
Các ký hiệu trên truyền hình Mỹ gồm: TV-Y: dành cho mọi trẻ em, TV-Y7: cho trẻ em 7 tuổi trở lên, TV-Y7FV chương trình có bạo lực và huyền bí, TV-G: bố mẹ không cần cân nhắc khi trẻ em xem cùng, TV-PG: nếu có trẻ em, bố mẹ cần xem cùng vì có bạo lực, tình dục, chửi thề mức độ vừa phải, TV-14: không thích hợp cho trẻ dưới 14 tuổi và bố mẹ phải đặc biệt cân nhắc, TV-MA: chương trình dành cho người lớn không thích hợp cho trẻ dưới 17 tuổi.

Người làm phim cũng khó xử

Lâu nay dường như xã hội ta vẫn chấp nhận một nhận thức chung: phim truyền hình là thể loại giải trí dành cho đông đảo khán giả.

Thế nên khung ‘giờ vàng’ (từ 20h) được nhà đài và người xem mặc nhiên coi là khung giờ dành cho khán giả nhiều độ tuổi, trong đó có cả trẻ em.

Với tốc độ phát triển rất nhanh của phim truyền hình, giờ đây nhận thức đó không còn phù hợp. Bởi nhận thức này sẽ dẫn tới những giằng co, khó xử giữa nhà làm phim và khán giả, và đặc biệt bất lợi cho trẻ em.

Đơn cử, những người làm phim hình sự luôn muốn đi đến cùng của thể loại, làm cho ra đúng chất của thể loại phim. Nhưng họ bị ràng buộc những quy định duyệt phim của truyền hình.

Nếu phim bạo lực quá sẽ bị cắt. Nhưng nếu phim ‘hiền’ quá thì khán giả lại chê. Người làm phim cứ phải đi chông chênh giữa hai nhu cầu.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Tuổi Trẻ Online, Giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam VFC, đạo diễn Đỗ Thanh Hải thừa nhận để Người phán xử qua được ải của hội đồng duyệt phim của đài, ê-kíp phải tự kiểm soát rất kĩ các cảnh nhạy cảm.

Mặt khác ê-kíp cũng phải mất công thuyết phục hội đồng duyệt cho giữ lại những cảnh bị coi là ‘nóng’ nhưng lại cần thiết với nội dung phim. Vì nếu làm tiết chế quá thì khán giả sẽ chê phim ‘chả khác gì Cảnh sát hình sự phá án bằng mồm’.

ai bao ve tre em khi song gio vang danh cho moi lua tuoi 'Chú Cuội' Xuân Bắc – Tự Long khiến trẻ em gào thét tại Văn Miếu

Đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám cuối tuần này, du khách được vui đêm hội Trăng rằm cùng chú Cuội Xuân Bắc và Tự ...

Vì quy định chung chung phim giờ vàng phải an toàn để khán giả nhiều độ tuổi xem được, nên nhiều năm nay vẫn diễn ra những cuộc tranh cãi vô lý, và cuối cùng trẻ em vẫn cứ là người thiệt thòi.

Năm 2012, truyền thông đã phản ứng gay gắt với cảnh ‘liếm rượu trên ngực phụ nữ" trong phim Hoa nắng, vì cho rằng không hợp với sóng giờ vàng, ảnh hưởng đến trẻ em.

Tương tự, năm 2016, cảnh thiếu gia uống rượu trên lưng trần phụ nữ trong phim Tuổi thanh xuân 2 cũng bị coi là "dung tục".

Đặt những cảnh phim nói trên trong đúng bối cảnh và nội dung của 2 bộ phim là phù hợp. Nhưng khi tư duy phim truyền hình để cho các thành viên trong gia đình coi, thì truyền thông sẽ dễ sa vào lập luận những cảnh ‘nóng’ nói trên là dung tục.

Nếu có cảnh báo về độ tuổi người xem, chắc chắn khán giả sẽ hiểu ngay Hoa nắng, Tuổi thanh xuân 2 không phải phim trẻ em có thể cùng xem với người lớn.

Cả hai bộ phim nói trên đều được chiếu vào tầm từ 21h trở đi, thời điểm trẻ em đáng lẽ cần đi ngủ. Lên án những bộ phim này phản cảm, dung tục, ảnh hưởng tới trẻ em là oan cho các nhà làm phim.

Những tranh cãi như thế này sẽ vẫn tiếp tục xảy ra chừng nào Việt Nam còn chưa có quy định cụ thể về dán nhãn cảnh báo các chương trình có nội dung không phù hợp với trẻ em.

ai bao ve tre em khi song gio vang danh cho moi lua tuoi
Ở Mỹ, khi một chương trình có gắn nhãn TV-Y7FV thì có nghĩa là khuyến cáo bố mẹ không cho trẻ em dưới 7 tuổi xem hoặc phải thật cân nhắc khi có trẻ em dưới 7 tuổi xem cùng.

Phụ huynh chẳng biết đường nào mà lần

Hiện nay, 100% phim phát sóng khung giờ vàng là phim dành cho người lớn. Nhưng vì rất nhiều lý do mà nhiều năm nay phổ biến tình trạng trẻ em xem chung phim trên sóng giờ vàng với cha mẹ.

Thứ nhất là do hạ tầng truyền hình Analog của Việt Nam trước đây chỉ cho phép người dùng xem cùng thời điểm đài phát trực tiếp.

Nếu muốn xem phim khung giờ vàng, bắt buộc người dùng phải mở tivi đúng giờ.

Cả một ngày làm việc mệt mỏi, đến thời điểm 20h của khung giờ vàng là giờ rất nhiều gia đình muốn được xem phim. Lúc đó cha mẹ ngồi xem phim một mình, bắt con ở trong phòng là rất khó.

Khi được khuyến khích bởi ý nghĩ, giờ vàng là giờ chiếu phim cho khán giả mọi độ tuổi xem, lâu dần khán giả hình thành thói quen cả gia đình xem phim.

ai bao ve tre em khi song gio vang danh cho moi lua tuoi Bằng Kiều về nước dâng hương trong Lễ giỗ Tổ nghề sân khấu

Lễ giỗ Tổ nghề sân khấu 2017 đã được tổ chức tại Cung Văn hoá Hữu nghị Việt Xô vào tối 29/9 với sự tham ...

Thứ hai, khi không có một bộ hướng dẫn về cách bảo vệ trẻ khỏi những thông tin không phù hợp với lứa tuổi của chúng trên các phương tiện truyền thông, sẽ dẫn tới tình trạng mạnh ai người nấy xem.

Thời gian qua, khi hai bộ phim Người phán xử, Sống chung với mẹ chồng đang phát sóng, rất nhiều gia đình đã cho trẻ em xem chung.

Trong khi nội dung của hai bộ phim này dành cho khán giả trên 16 tuổi.

Theo thời gian, phim truyền hình ngày càng phát triển, không thể loanh quanh mãi với các đề tài ‘an toàn’ cho cả bố mẹ và con xem được. Khi nhà làm phim thay đổi thì lại xung đột với lợi ích của người xem là các gia đình có con nhỏ.

Những vấn đề này sẽ mãi ‘loanh quanh’ không hồi kết. Do đó cái mà người dùng cần chính là một ‘bộ quy tắc ứng xử’.

Và thông tư của Bộ Thông tin truyền thông cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên các loại hình báo chí là một bước đi đầu tiên vô cùng cần thiết.

Bài 3: Ứng xử với trẻ con: nhà đài bao giờ mới văn minh như thế giới?

Anh Đinh Việt Hải, cán bộ Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện đang công tác bên Anh quốc cho biết: "Định nghĩa khung giờ chiếu phim dành cho toàn dân xem là rất mơ hồ. Những phim không có cảnh nóng, cảnh bạo lực nhưng là phim đấu đá chính trường chẳng hạn, đâu phải là phim trẻ em xem được. Bên Anh ngay cả kênh Disney còn phân loại độ tuổi. Khi con tôi nhìn thấy nhãn PG (trẻ em xem cần sự hướng dẫn của cha mẹ) là nó gọi bố ơi chương trình này cần có người lớn xem cùng. Ở trường các cô giáo có thể cho con xem phim có cảnh bạo lực, nhưng họ luôn dặn dò xem phim để hiểu nội dung chứ tuyệt đối không được bắt chước đánh nhau ở bất kì đâu. Đầu năm trường sẽ phát cho phụ huynh tờ chương trình, trong đó trường báo trước với phụ huynh là họ sẽ cho con xem phim này, phim kia trên mạng. Nếu phụ huynh đồng ý thì ký vào, không đồng ý tới giờ đó con sẽ được sang một phòng khác để ngồi. Ở đây cứ 8h30 chương trình dành cho thiếu nhi ngừng phát sóng, để các cháu chuẩn bị đi ngủ. Chương trình dành cho thiếu nhi được làm đúng với tuổi thơ của các con, giúp các con hình thành nhân cách tốt"
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.