Apple chọn Việt Nam thay thế Trung Quốc để sản xuất iPhone?

Apple được cho là đang cân nhắc chuyển khoảng 30% dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc để đa dạng hóa nguồn cung ứng và tránh bị tác động bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Apple đang cân nhắc chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc, ưu tiên chọn Việt Nam và Ấn Độ

iphone-daisy

Apple đang cân nhắc chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc. (Ảnh: Macrumors).

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung dường như chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, một báo cáo mới đây của Apple cho biết hãng đang nghiêm túc cân nhắc đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình, trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào sản xuất tại Trung Quốc.

Cụ thể, theo Macrumors đưa tin, Apple đã yêu cầu các nhà cung cấp chính của mình đánh giá tác động của chi phí vận chuyển, khi chuyển từ 15-30% dây chuyền sản xuất của họ từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á.

Bước đi trên nằm trong kế hoạch "Tái cấu trúc chuỗi cung ứng cơ bản" của Apple, theo Nikkei Asian cho biết.

Các nhà lắp ráp chính của Apple như Foxconn, Pegatron, Wistron, Quanta Computer, Compal Electronics, Inventec, Luxshare-ICT và Goertek… đều được yêu cầu đánh giá các lựa chọn khác bên ngoài Trung Quốc. Nhiều nhà cung cấp như bảng mạch in và cung cấp vỏ cũng đang theo dõi chặt chẽ tin tức này – tờ Nikkei Asian đưa tin.

Các lựa chọn thay thế bao gồm Mexico, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Malaysia. Theo báo cáo, Ấn Độ và Việt Nam là hai lựa chọn yêu thích nhất của các nhà sản xuất. Trong khi đó, nhà cung cấp Apple Wistron đã lắp ráp một số lượng hạn chế các mẫu iPhone tại Ấn Độ trong thời gian vừa qua.

Mặc dù các kế hoạch này được lập ra là để đối phó với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng nhận định rằng đây không phải là quyết định một sớm một chiều của Apple.

Từ rất lâu, Táo khuyết đã sớm nhận ra được những rủi ro khi phải phụ thuộc quá nhiều vào việc sản xuất tại Trung Quốc, và cuộc chiến thương mại chỉ là một chất xúc tác để Apple đẩy kế hoạch này đi nhanh hơn.

"Tỉ lệ sinh thấp hơn, chi phí lao động cao hơn và nguy cơ tập trung quá mức sản xuất tại một quốc gia. Những yếu tố bất lợi này Apple đã nhận ra từ lâu. Dù có hay không mức áp thuế 300 tỉ đôla của chính quyền Mỹ thì Apple vẫn sẽ nỗ lực thay đổi để đa dạng hóa sản xuất, giúp bản thân linh hoạt, chủ động hơn", một chuyên gia công nghệ chia sẻ.

Apple hiện phụ thuộc quá nhiều vào các công ty Trung Quốc và Đài Loan cho phần lớn nhu cầu sản xuất của mình. Vì vậy, việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng rõ ràng sẽ tốn nhiều thời gian. Dự kiến, sẽ mất 18 tháng để hoàn tất quá trình này.

Không chỉ Apple, Samsung cũng coi Việt Nam là lựa chọn hấp dẫn

b36ac0f2-8e5f-11e9-b2aa-5ba392ab87abimagehires085430-15605933194711721942088

Samsung Huệ Châu, Trung Quốc. (Ảnh: SCMP).

Mới đây, tờ South China Morning Post cho biết nhà máy sản xuất smartphone lớn nhất của Samsung tại Trung Quốc, Huizhou Samsung Electronics (Samsung Huệ Châu cũng đang chuẩn bị đóng cửa trong thời gian tới.

Theo SCMP, dữ liệu hải quan Trung Quốc cho biết trong quý đầu tiên của năm 2019, xuất khẩu điện thoại thông minh Samsung từ Huệ Châu đã giảm 20,1% so với cùng kì năm ngoái.

Việc kết quả kinh doanh không còn thuận lợi tại Trung Quốc, đồng thời, các mối lo ngại ngày càng lớn hơn về tương lai kinh tế nước này đặt trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng, khiến Samsung cũng như các công ty lớn khác đang dịch chuyển dây chuyển sản xuất ra ngoài Trung Quốc.

SCMP cho rằng Việt Nam, Ấn Độ và các nước châu Á khác đang là lựa chọn mà Samsung đang cân nhắc. Thực tế, Samsung cũng đang vận hành các nhà máy tại các quốc gia này và cũng có ý định mở rộng, dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc khi nước này đang dần đánh mất vai trò chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu.

Theo SCMP, thực tế trước đây làn sóng dịch chuyển khỏi Trung Quốc của các doanh nghiệp lớn sang Đông Nam Á, Ấn Độ, châu Phi ít diễn ra, do Trung Quốc có nhiều thuận lợi về chi phí, nhân công… Nhưng tình thế lập tức thay đổi khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu áp thuế lên các sản phẩm Trung Quốc từ năm ngoái.

Mới đây, Foxconn - nhà lắp ráp iPhone và iPad lớn nhất, sử dụng hơn một triệu công nhân tại Trung Quốc cũng khẳng định các nhà máy ngoài nước này hoàn toàn đủ năng lực sản xuất các sản phẩm cho nhiều thị trường, trong đó có Mỹ.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.