Những công ty công nghệ đình đám như Google, Facebook, Amazon và Apple bị đưa vào danh sách nghi ngờ vi phạm những qui định của pháp luật cạnh tranh. (Ảnh: Reuters)
Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ vừa tuyên bố về một cuộc điều tra đối với một số công ty công nghệ lớn ở quốc gia này.
Đây là những ông lớn của ngành công nghệ, từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sự năng động của nền kinh tế Hoa Kỳ. Tuy nhiên, có vẻ như những công ty này đang lạm dụng vị thế của mình trên thị trường để chèn ép những công ty nhỏ đầy tiềm năng.
Công ty công nghệ sở hữu Youtube phủ nhận họ không hề ưu ái các dịch vụ của mình so với các đối thủ cạnh tranh về việc tìm kiếm, video và các trình duyệt web. (Ảnh: Reuters)
Google cho biết, người dùng sau khi tìm kiếm từ khóa, phần lớn thường nhấp vào những trang web có tỉ lệ truy cập cao chứ không phải các trang web của Google. Các thuật toán tìm kiếm của họ giúp người dùng hướng đến những trang web có nội dung tốt, lượng tìm kiếm cao.
Về vấn đề quảng cáo, Google biện minh rằng các công cụ của họ không chỉ mang lại lợi ích cho các nhà quảng cáo, mà còn cải thiện nhu cầu của người tiêu dùng. Thậm chí, công cụ này cũng không gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các đối thủ khác.
Mặc dù lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ về người dùng và nội dung tìm kiếm, Google từ chối cung cấp những dữ liệu này cho cuộc điều tra với lí do bảo mật.
Facebook thừa nhận đã cắt giảm một số ứng dụng của bên thứ ba khỏi nền tảng dành cho nhà phát triển. Nguyên nhân được đưa ra là nhằm tránh việc các ứng dụng này sao chép một số tính năng của Facebook.
Tính năng Vine của Twitter dựa trên tính năng chia sẻ video của Facebook. (Ảnh: Reuters)
Về việc gỡ bỏ các ứng dụng Photo, MessageMe, Voxer và Stackla, Facebook cho rằng điều này nhằm mục đích hạn chế các ứng dụng vi phạm chính sách của công ty.
Tuy nhiên, tương tự như Google, Facebook không tiết lộ chi tiết về thời điểm, hoàn cảnh hay tình hình cụ thể khiến họ thực hiện hành động này.
Công ty công nghệ Apple khá kín tiếng trong sự việc này. (Ảnh: Reuters)
Apple đã trả lời một số nghi vấn được đặt ra về Safari và việc trả tiền hoa hồng cho các ứng dụng trên App Store. Tuy nhiên câu trả lời của Apple không cụ thể và thuyết phục.
Về phía Amazon, họ cho biết việc sử dụng dữ liệu tổng hợp của các thương nhân trên thị trường nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình.
Tính đến ngày 29/9, có khoảng 384.000 tài khoản bán hàng cá nhân và 514.000 tài khoản bán hàng chuyên nghiệp trên Amazon đang hoạt động ở Hoa Kỳ. (Ảnh: Reuters)
Amazon thừa nhận việc họ yêu cầu các bên thứ ba phải hạ giá trên Amazon.com, khi các thương gia này bán các mặt hàng với giá rẻ hơn so với một trang web cạnh tranh. Tuy nhiên, công ty công nghệ này từ chối cung cấp thông tin cụ thể.