Bác sĩ sữa mẹ Lê Ngọc Anh Thy: ‘Em bé là máy kích sữa tốt nhất của mẹ’

Mới đây, trong một buổi trao đổi với kênh thông tin trực tuyến, bác sĩ Lê Ngọc Anh Thy - chuyên viên tư vấn sữa mẹ quốc tế IBCLC đã giải đáp những thắc mắc khi nuôi con bằng sữa mẹ.
 

Cơ duyên trở thành bác sĩ sữa mẹ của bác sĩ Anh Thy đến sau khi bác sĩ lập gia đình và sinh em bé. Thời điểm đó, chính bác sĩ cũng chưa có đầy đủ kiến thức về sữa mẹ, mặc dù học y nhưng những chương trình y khoa đề cập rất ít đến vấn đề này.

bac si sua me le ngoc anh thy em be la may kich sua tot nhat cua me
Bác sĩ Lê Ngọc Anh Thy.

Giống như những bà mẹ đang nuôi con nhỏ khác, bác sĩ Anh Thy cũng gặp phải những rắc rối trong quá trình nuôi con sữa mẹ và cũng không biết tìm kiếm kiến thức chuẩn ở đâu. Những kiến thức trên Internet, trong các tài liệu tiếng Anh và kiến thức từ kinh nghiệm của bản thân, bản thân bác sĩ không chắc đó là kiến thức đúng hay không. Sau đó bác sĩ Anh Thy quyết định tham gia khóa học sữa mẹ, dự kì thi để lấy chứng nhận IBCLC và trở thanh chuyên viên tư vấn sữa mẹ quốc tế.

Sau đây là những lời giải đáp của bác sĩ Anh Thy với những vấn đề thường gặp khi nuôi con sữa mẹ.

Bé bú mẹ hoàn toàn có khỏe mạnh, phát triển hơn và thông minh hơn so với những bé bú sữa công thức không?

Những bé hưởng nguồn sữa mẹ ít có nguy cơ mắc bệnh hơn. Cụ thể nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, các bệnh mãn tính thấp hơn.

Bé bú mẹ hoàn toàn có chỉ số thông minh cao hơn, bởi thế WHO khuyến cáo các mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và sau đó cho bé ăn dặm, kèm theo đó vẫn bú mẹ sau 2 tuổi.

Sữa mẹ là sự lựa chọn tốt nhất cho bà mẹ và trẻ nhỏ, thế nhưng có nên cực đoan, có nên chỉ tôn sùng sữa mẹ hay không? Liệu những người mẹ phải nuôi con bằng sữa ngoài có đáng bị lên án hay không?

Trong quá trình tư vấn sữa mẹ, bác sĩ Anh Thy cho biết bác sĩ tiếp xúc với những bà mẹ bằng thái độ ôn hòa nhất có thể. Người mẹ khi cho con bú sữa mẹ cần có sự cân bằng với cuộc sống gia đình. Nhiều mẹ stress, căng thẳng, trầm cảm vì không đủ sữa cho con. Điều cần làm là tinh thần thoải mái, khi đó sẽ sáng suốt, và tìm ra các cách khác để nuôi con sữa mẹ thành công.

Con đường nuôi con bằng sữa mẹ là con đường nhiều hoa, nhiều cảnh đẹp, người mẹ tận hưởng cảm giác cho con bú, ở bên con. Cảm giác hạnh phúc này chỉ kéo dài vài năm đầu khi con còn bú mẹ thôi. Bởi thế điều cần nhất là sự cân bằng trong tâm lý người mẹ. Người mẹ khi làm hết sức có thể trong hoàn cảnh và điều kiện của mình, thì không có gì đáng để chê tránh. Bản thân người mẹ đó cũng không phải hối hận vì lựa chọn của mình. Quyền quyết định cho con bú sữa mẹ hay bú song song sữa công thức hoàn toàn trong tay người mẹ.

Người mẹ nên tìm hiểu tất cả những kiến thức sữa mẹ, dựa trên hoàn cảnh của mình quyết định thích hợp để có sự tốt nhất cho cả con cả mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ nếu đã tìm đủ mọi cách nhưng chỉ đi được 1 đoạn đường ngắn thôi, cũng không có gì phải cắn rứt lương tâm. Nuôi con không chỉ có sữa mẹ, người mẹ còn phải đi làm kiếm tiền, bởi thế nên nhìn vào thực tế, vào hoàn cảnh của mình để quyết định.

bac si sua me le ngoc anh thy em be la may kich sua tot nhat cua me
"Em bé là máy kích sữa tốt nhất của mẹ".

Sau khi sinh nên nhất quyết chờ sữa mẹ về hay cho con tráng ruột sữa ngoài?

Do nhiều mẹ chưa trang bị kiến thức sữa mẹ đầy đủ nên cho rằng 1-2 ngày đầu sau sinh chưa có sữa. Thưc tế sữa non có trong ngực mẹ từ 3 tháng cuối thai kỳ và việc của mẹ sau sinh chỉ là cho bé bú. Sau sinh mẹ không cảm nhận được cơ thể mình có sữa vì:

- 1-2 ngày đầu sau sinh ngực mẹ mềm. Mới sinh dạ dày bé rất nhỏ, chỉ chứa được 5-7ml sữa mẹ, tương đương khoảng 1,5-2 muỗng cà phê sữa mẹ. Mẹ thử tưởng tượng 1,5-2 muỗng nhỏ đó, đổ lên ngực mình thì có cảm giác nặng không?

- Sữa non khó vắt nếu không biết cách. Điều này càng khiến mẹ nghĩ không có sữa. Tuy nhiên với lực hút tự nhiên của em bé, đầu lưỡi và môi em bé kích thích lên vú mẹ thì sữa sẽ ra.

Dấu hiệu nhận biết bé bú đủ:

Những ngày đầu sau sinh, bố mẹ cần biết dấu hiệu nhận biết bé bú đủ dựa vào đếm số tã ướt và cân nặng cuối tháng.

Dấu hiệu nhận biết đơn giản như sau:

Ngày đầu tiên: 1 tã ướt

Ngày thứ 2: 2 tã ướt

Ngày thứ 3: 3 tã ướt

Từ ngày thứ 4 trở đi bé thay 5-6 tã ướt.

Ngày đầu tiên bé đi phân su. Ngày thứ hai màu đen nhạt dần chuyển sang xanh rêu. Ngày thứ 3, thứ 4 dần dần chuyển màu vàng và ngày thứ 5 trở đi màu vàng hẳn.

Có hay không việc sữa mẹ chữa bách bệnh, sữa mẹ trị đau mắt đỏ, chữa bệnh tim, giúp móng tay đã cụt mọc lại?

Nếu kiến thức đó đúng thì chắc sẽ có giải Nobel cho sữa mẹ.

Sữa mẹ là nguồn thực phẩm, để ra ngoài môi trường bình thường có thể sẽ bị hỏng. Mặc dù trong sữa mẹ có kháng thể, cũng sẽ hỏng như các loại sữa khác. Vì vậy nếu nhỏ sữa mẹ vào mắt, vào mũi vẫn tiềm ẩn nguy cơ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Khi bé bị bệnh, ví dụ như đau mắt, bố mẹ cần đưa bé đi khám bệnh chứ không nên tùy tiện chữa trị tại nhà.

bac si sua me le ngoc anh thy em be la may kich sua tot nhat cua me
"Sữa mẹ sản xuất theo nhu cầu của con".

Có thể duy trì sữa mẹ sau khi mẹ đi làm hay không?

Nếu mẹ đi làm cả ngày nhưng vẫn muốn duy trì sữa mẹ cho con thì cần phải hút sữa mỗi 3-4 tiếng/ lần.

Trước khi vắt hút sữa, mẹ cần rửa tay sạch để đảm bảo vệ sinh. Nếu không thể hút sữa, thì cần vắt bỏ sữa mỗi 3-4 tiếng/ lần.

Sữa mẹ sản xuất theo nhu cầu. Nếu mẹ cứ giữ sữa trong ngực, thì cơ thể sẽ hiểu rằng bé không cần bú nữa và cơ thể tự giảm tiết sữa.

Mẹ phải dùng kháng sinh thì có thể cho bé bú tiếp được không?

Hầu hết các kháng sinh có thể dùng được cho bú. Khi đi khám, mẹ nên nói với bác sĩ rằng mẹ đang nuôi con sữa mẹ, bác sĩ sẽ kê những loại kháng sinh thích hợp cho mẹ đang cho con bú. Trong thời gian dùng kháng sinh, mẹ vẫn duy trì cho bé bú thì sẽ không bị giảm sữa.

Nếu mẹ và bé bị cách ly, bé không thể bú trực tiếp thì mẹ dùng máy hút sữa hút 3-4 tiếng/ lần

Nếu mẹ bị giảm sữa, nhưng con vẫn bú mẹ, thì cho bé bú trực tiếp tối đa, không cho bé bú bình nữa, chỉ 1 tuần sau sữa sẽ về trở lại.

Tóm lại máy hút sữa chỉ có tác dụng hỗ trợ, không tốt bằng bé bú trực tiếp và không phải là phương tiện chính giúp mẹ có sữa. Em bé chính là máy kích sữa tốt nhất.

Sử dụng trà, cốm lợi sữa, uống chè vằng có tác dụng kích sữa hay không?

Nếu mẹ ăn uống đầy đủ những thứ đó mà không cho bé bú trực tiếp, thì cũng không bao giờ có nhiều sữa. Cơ chế tạo sữa dựa trên nhu cầu của em bé. Bởi thế việc có nhiều sữa hay ít sữa phụ thuộc vào việc mẹ có cho bé bú trực tiếp nhiều hay không.

Nếu mẹ vì lý do nào đó không thể cho bé bú trực tiếp, thì cần dùng máy hút sữa, hút đều đặn theo cữ, giống như cữ bú của em bé. (Ví dụ bé bú mẹ 8 cữ/ngày thì mẹ cũng phải hút sữa 8 cữ/ ngày).

Không có nhiều cơ sở khoa học chứng minh các thực phẩm trên có lợi sữa hay không. Quan trọng nhất là mẹ cần cho bé bú trực tiếp hoặc hút sữa đúng giờ, đều đặn như các cữ bú của bé.

Nếu sinh mổ sữa về chậm, thì mẹ phải làm thế nào nếu không muốn bổ sung sữa công thức cho con?

Dù sinh mổ hay sinh thường thì sữa non vẫn có trong ngực mẹ từ 3 tháng cuối thai kỳ. Vì thế mẹ cứ cho bé bú ngay khi bé được về với mẹ. Khi bánh nhau bong khỏi tử cung, hormone trong cơ thể mẹ thay đổi để kích hoạt quá trình tạo sữa một cách mãnh liệt. Mẹ cho bé bú ngay và theo dõi dấu hiệu bú đủ như đã đề cập ở trên.

Dự trữ sữa non trước khi sinh có tốt không?

Cá nhân bác sĩ không khuyến khích dự trữ sữa non trước khi sinh. Gần đây cũng có một số nghiên cứu về vấn đề này.

Nếu mẹ có thai kì bình thường, việc vắt trữ sữa non trước khi sinh hoàn toàn không kích hoạt chuyển dạ

Nhưng nếu thai kì bất thường (nhau tiền đạo, nhau bong non), thì kích thích đó tăng nguy cơ chảy máu không phải nguy cơ sinh non.

Gân đây có nghiên cứu DAME về việc vắt sữa non trên mẹ tiểu đường thì hiện chưa phát hiện ảnh hưởng trên thai kỳ.

Tuy nhiên như chị nói ở trên, phải là thai kỳ bình thường, không nguy cơ mới được áp dụng phương pháp này.

Các bố mẹ có thể đọc thêm bài nước ngoài về nghiên cứu này của Hiệp hội sữa mẹ Úc tại địa chỉ: https://www.breastfeeding.asn.au/bfinfo/antenatal-expression-colostrum.

bac si sua me le ngoc anh thy em be la may kich sua tot nhat cua me
Có nên xin sữa mẹ khác cho con mình bú không?

Có nên xin sữa mẹ khác cho con mình bú không?

Về vấn đề xin sữa, theo quan điểm của bác sĩ, nó là một nguy cơ. Các ngân hàng sữa mẹ trên thế giới khi nhận sữa của bất kì người mẹ nào thì đều yêu cầu người mẹ đó xét nghiệm. Vì nếu người cho sữa mắc bệnh, các em bé bú sữa cho tặng này có thể bị phơi nhiễm bệnh đó.

Nếu mẹ muốn xin sữa, cần hỏi tế nhị người cho sữa cách hút sữa/ vắt sữa như thế nào, vệ sinh bình sữa/ dụng cụ ra sao, trữ sữa có đúng cách hay không.

Có một số mẹ vắt sữa đầu ra, đem trữ, cho con mình bú sữa sau và sữa trữ kia cho bà mẹ khác. Mặc dù đó là tình thương của người cho sữa, nhưng mẹ đó vô tình không biết bé được nhận sữa đầu đó nên không tăng cân tốt.

Ngoài ra mẹ cần hỏi khéo léo người cho sữa những vấn đề như mang thai làm những xét nghiệm gì, mẹ có mắc bệnh gì hay không, quá trình hút sữa như thế nào. Nên hỏi theo hướng lấy kinh nghiệm để người cho không bị tổn thương.

Nếu mẹ nhận từ một người mẹ mà không cảm thấy an tâm thì phải thanh trùng sữa. Cách thanh trùng như sau: Đổ sữa vào bình thủy tinh cho vào nồi nước, nước cao hơn mực sữa trong bình. NGAY KHI NƯỚC SÔI, lấy bình sữa ra để nguôi cho con dùng.

Sau 6 tháng có nên cho bé bú dặm thêm 1 cữ sữa công thức, vì bố mẹ đều không cao, nên muốn tăng chiều cao cho con?

Sữa mẹ sẽ tăng chiều cao tốt hơn do sữa mẹ hấp thu tốt hơn. Những chất ARA, AHA hay được quảng cáo trong sữa công thức thì trong sữa mẹ những chất này ở dạng dễ hấp thu hơn rất nhiều.

Chưa có nghiên cứu nào chứng minh trẻ bú sữa công thức sẽ cao hơn. Trong khi đó, sữa mẹ rõ ràng giúp trẻ phát triển tối ưu và là thực phẩm hoàn hảo nhất với bé.

Có nên nuôi bú song song?

Có một số nghiên cứu về việc mẹ đang mang thai và có hoạt động tình dục thì hormone oxytocin tạo ra vẫn có, tương đương với việc cho bé lớn bú mẹ. Vì thế nuôi bú song song vẫn chấp nhận được với một thai kì khỏe mạnh, không có nguy cơ.

Những thai kì được bác sĩ khuyên hạn chế hoạt động tình dục, tránh vận động mạnh thì không nên cho con bú song song.

Mai ghi

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.