Vé máy bay Việt Nam - Nhật Bản chỉ 1,28 triệu đồng/chặng | |
Ăn hoa quả như thế nào để tốt cho cơ thể? |
Sushi - Cơm cuộn
Những người muốn giảm cân có thể ăn cuộn cơm nhỏ hơn hoặc lựa chọn gạo lứt để thay thế. (Ảnh: kenh14) |
Sushi được biết đến như một món cơm trộn với dầu dấm, hạt vừng, khi ăn thường kết hợp với cá sống, trứng cá, hay rau củ... và được cuốn trong lá rong biển khô. Cơm được dùng để chế biến sushi thường chứa thêm các chất béo khác như bơ, thịt chiên và mayonnaise. Một cuộn cơm có thể chứa 170 calo và nhiều carbonhydrate. 6 miếng cơm cuộn chứa tới 300 calo và 50g carbohydrate.
Sashimi
Sashimi thường là món đầu tiên trong bữa ăn của người Nhật. Thành phần chính là các loại hải sản tươi sống và thường ăn kèm với lá tía tô hoặc củ cải bào. Kích cỡ của sashimi có thể khác nhau tùy vào loại nguyên liệu và cách cắt của người đầu bếp. Các loại nước chấm như xì dầu, mù tạt dùng chung với hải sản sống ngoài việc gia tăng hương vị cho món ăn, còn giúp diệt các loại vi khuẩn có hại và ký sinh trùng có ở hải sản sống, hỗ trợ tiêu hoá cho thực khách. Khi ăn món sashimi, bạn không nên hòa tan mù tạt vào xì dầu. Những người sành ăn sẽ cho thẳng mù tạt lên miếng sashimi để ăn.
Sashimi không chứa nhiều calo, nhưng có lẽ bạn không nên ăn mỗi ngày vì một số loại cá có thể có hàm lượng thuỷ ngân cao (Ảnh: sushisashimi) |
Với 30-40 calo mỗi miếng, sashimi là lựa chọn tốt về dinh dưỡng, đảm bảo chất đạm và omega 3. Tuy nhiên cần lưu ý là một số loại sashimi được làm từ các loại cá lớn như cá ngừ có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao. Thủy ngân tích tụ trong các mô của cơ thể qua thời gian sẽ gây rối loạn chức năng thần kinh. Bởi vậy, không nên ăn sashimi quá 2-3 lần mỗi tuần.
Đậu nành lông Nhật
Là một món ăn vặt cực bổ dưỡng, lành mạnh và thân thiện với sức khỏe. Đậu nành giàu chất xơ và được chứng minh chứa nhiều calcium, amino acid tốt cho tim mạch. Những trái đậu còn tươi xanh được rắc một tí muối vào rồi xóc đều và tách hạt ăn đã trở nên rất thu hút không chỉ đối với người dân xứ sở hoa anh đào mà còn cả với du khách bốn phương.
Đậu nành rất có lợi cho sức khỏe, nhất là khả năng làm giảm cholesterol trong máu. (Ảnh: news.com.au) |
Hiệp hội Tim mạch Mỹ cũng cho biết: Ăn 25-50 g đậu nành mỗi ngày là một phương pháp giảm cholesterol có hiệu quả, nhờ đó giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ăn thêm đậu nành cùng với các món chính trong bữa ăn đặc trưng Nhật Bản sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng.
Salad rong biển
Đây là một món ăn bổ sung dinh dưỡng rất tốt, đảm bảo lượng iốt cần thiết và giúp tuyến giáp hoạt động tốt hơn. Rong biển được xem là “vàng xanh của biển” bởi hàm chứa nhiều chất khoáng, trên 20 yếu tố vi lượng, 20 loại axit amin tự do và nhiều loại vitamin hữu ích. Người Nhật ăn nhiều rong biển chỉ sau cá. Họ chuộng rong biển vì sự lành tính, giàu dinh dưỡng và chứa hàm lượng calories vô cùng thấp.
Rong biển Nhật bản được biết đến như là một “thực phẩm trường thọ”. (Ảnh: rongbienboduong) |
Ăn rong biển hợp lý giúp làm giảm lượng đường trong máu, mỡ máu và cholesterol, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa xơ cứng động mạch, táo bón, ung thư, bệnh Alzheimer và có khả năng chống lão hóa. Với những người muốn giảm cân, salad rong biển cũng là một lựa chọn tuyệt vời.
Súp miso
Một món súp truyền thống của Nhật Bản bao gồm một thành phần chính được gọi là nước dùng "dashi" với tương miso. (Ảnh: eva.vn) |
Tương miso được làm chủ yếu từ đậu nành cùng với gạo, lúa mạch, lên men trộn cùng với muối và nấm kōjikin, tạo thành sản phẩm lên men sau cùng là một loại sốt đặc sánh dùng để làm tương, nước sốt, gia vị cho món súp miso. Đây là món súp cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất, các loại probiotic có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Tuy hàm lượng muối tương đối cao nhưng mỗi khẩu phần soup miso chỉ chứa ít hơn 100 calo nên đây vẫn là món ăn hàng ngày của người Nhật.
Wasabi - Mù tạt xanh Nhật Bản
Mù tạt chứa chất diệt vi khuẩn có hại trong thực phẩm, có lẽ vì thế mà nó được dùng như một thực phẩm diệt khuẩn trong các món ăn có đồ sống như sushi và sashimi. Trong mù tạt còn chứa các hóa chất tự nhiên chống ô xy hóa, có khả năng chống lại một số tế bào chống nhất định và hầu như không chứa calorie.
Wasabi được chế biến từ loại cây thuộc họ cải của xứ Phù Tang. Người Nhật cổ dùng loại cải này như một thứ gia vị. Cây mù tạt xanh mọc dại trên các thung lũng, dọc những dòng suối nóng của đất nước hoa anh đào. Wasabi nguyên chất, tiếng Nhật gọi là "hon-wasabi", rất đắt tiền. (Ảnh: moshimoshi) |
Hãy thử gắp một miếng cá hồi sống còn tươi rói, mềm mại, chấm cùng nước tương táo đỏ và wasabi, cho vào miệng. Nhắm mắt lại, bạn có thể cảm nhận một vị cay nồng bốc lên mũi, hòa quyện vào vị ngọt thanh của lát cá hồi. Hãy từ tốn nhẹ nhàng để cản nhận miếng cá hồi béo ngậy đang từ từ tan ra trên đầu lưỡi. Bạn sẽ chẳng thấy cá tanh chút nào, chỉ nhận ra vị cay cay, âm ấm và nồng nồng của wasabi.
Tempura - rau củ chiên
Đây là món ăn có hàm lượng chất béo tương đối cao so với các món Nhật Bản truyền thống. Tempura với nhiều loại rau củ “nguỵ trang” dưới 1 lớp bột chiên giòn. Chấm miếng tempura rau củ giòn tan cùng ít xốt mayonnaise khiến món ăn thêm vừa miệng và đậm đà hơn.
Tempura như chiếc bánh tẩm bột chiên giòn của người Việt song cách chế biến và hương vị món ăn hoàn toàn khác biệt. (Ảnh: alobacsi) |
Tempura được dùng khi uống bia, rượu, ăn với cơm hoặc với mì soba, udon... Thoạt nhìn, Tempura hấp dẫn bởi sắc vàng tươi, nóng hổi, mềm béo. Nếu ăn tempura kèm sushi sẽ làm tăng gấp đôi lượng calo cần thiết, bởi vậy có thể thay thế bằng tempura tôm và rau củ.
Các loại mì Nhật Bản
Nhắc đến Nhật Bản, người ta cũng không thể không nhắc về các món mì truyền thống rất tinh tế đến từ Xứ sở Phù tang này. Bên cạnh món ăn không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày là cơm, người Nhật Bản còn rất thích ăn mì. Các loại mì Nhật Bản có cách chế biến vô cùng đa dạng và hương vị đặc trưng riêng từng loại. Một tô mì ngon mang trong mình cả sự say mê và tinh túy của ẩm thực Nhật Bản. Các loại mì Nhật Bản truyền thống và phổ biến nhất gồm có: mì Udon, mì Ramen, mì Soba và mì Somen.
Soba là món ăn lành mạnh với cơ thể do sợi mì chứa nhiều dinh dưỡng lấy từ hạt kiều mạch. (Ảnh: monnhatban) |
Mì Somen thường được ăn lạnh với nước sốt ngâm hương liệu hoặc nước sốt Tsuyu. Vào mùa hè, somen được ướp trong đá lạnh là một món ăn phổ biến để hạ nhiệt. (Ảnh: japanbaby) |
Udon có hương vị đậm đà của bột mì, kèm thêm một chút vị mặn, ngọt thanh và dai dai. Theo truyền thống, nó được dùng chung với nước luộc thịt, ăn kèm với trứng chiên, các loại rau, cá, bánh bao, thịt heo muối, tôm chiên. |
Tuy xuất hiện muộn hơn nhưng món mì Ramen được coi là "quốc hồn quốc túy" của Nhật Bản (Ảnh: herworld) |
Người Nhật thường gắp một đũa mì và ăn hết toàn bộ các cọng mì mà không cắn đứt cọng mì. Để ăn hết nguyên đũa mì, thường phải hút cọng mì và tạo ra một tiếng “sụp”, đó là âm thanh của sự ngon miệng theo người Nhật, cũng như thể hiện sự biết ơn với người đầu bếp đã làm ra món mì.