Bạn trẻ từng 2 lần viết thư cho giáo viên công khai mình là LGBT tại Thái Bình

Là một trong những người tiên phong trong các hoạt động của người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Thái Bình, để có được niềm tin vượt qua những rào cản định kiến của xã hội, Tùng đã phải trải qua rất nhiều khó khăn và tổn thương trong cuộc sống từ sự phân biệt đối xử với người LGBT tại trường học.
 

Những ám ảnh kì thị tại trường học

Phạm Tùng sinh năm 2000, hiện đang học tập và sinh sống tại Thái Bình. Tùng cho biết cậu sớm nhận ra bản dạng giới của mình từ cuối năm lớp 9, khi cảm thấy có rung động với người cùng giới. Khác với nhiều bạn trong cộng đồng LGBT, giai đoạn trải nghiệm giới của Tùng khá bình yên, bản thân Tùng cảm thấy chuyện có tình cảm với người cùng giới rất đỗi bình thường, nên cậu không bị rơi vào trạng thái hoang mang, lo sợ như một số bạn đồng tính, chuyển giới hay song tính khác.

Đặc biệt, trong khi bạn bè của Tùng cũng không tỏ ra bất ngờ hay có một thái độ phân biệt đối xử nào với cậu. Khi biết thông tin này, thì chính những người đứng trên bục giảng với nghĩa vụ truyền tải kiến thức, hỗ trợ học sinh phát triển kỹ năng và nhân cách một cách tích cực lại là người gây ra nhiều áp lực tâm lý nặng nề cho Tùng. Trong giai đoạn khó khăn đấy, Tùng từng chia sẻ: “Mình đã từng rất sợ đi học, sợ thầy cô giáo với sợ các bạn học sinh mới”.

ban tre tung 2 lan viet thu cho giao vien cong khai minh la lgbt tai thai binh

Phạm Tùng tại Viet Pride 2017. (Ảnh: NVCC)

Những ngày đầu của năm học lớp 10, không ít lần giáo viên chủ nhiệm gặp riêng Tùng để giải thích với cậu rằng, đồng tính là gì và khẳng định Tùng không phải đồng tính, chỉ là sự bốc đồng của tuổi trẻ, a dua theo bạn xấu dẫn đến suy nghĩ lệch lạc. Thuyết phục xong chưa đủ yên tâm, Tùng còn bị cấm cản quen các bạn nữ, bắt bẻ và tăng hình phạt cho những sai phạm của Tùng, nhiều khi cậu cũng không biết mình bị phạt vì lỗi gì.

Đỉnh điểm của sự phân biệt đối xử tại trường học là khi nhà trường quyết định đuổi học Tùng với lý do Tùng đang bôi xấu danh tiếng nhà trường và “không bình thường” như những học sinh khác. Trước tình thế con mình bị giáo viên chủ nhiệm liên tục "vu khống" tội lỗi, cùng hành xử khiếm nhã từ ban giám hiệu nhà trường, ba mẹ Tùng đã quyết định dù nhà trường có xin lỗi và mời Tùng đi học lại, thì gia đình cũng không đồng ý, quyết định nghỉ học là sự chủ động từ phía gia đình và học sinh, chứ không phải do nhà trường đuổi.

ban tre tung 2 lan viet thu cho giao vien cong khai minh la lgbt tai thai binh Trẻ LGBT đang đối diện với nguy cơ xâm hại tình dục cao

Đó là một trong những nhận định của chị Nguyễn Minh Hiền, đại diện tổ chức Save the Children, trong talkshow tư vấn Luật sư ...

ban tre tung 2 lan viet thu cho giao vien cong khai minh la lgbt tai thai binh Phụ huynh Trung Quốc phản đối sự kì thị LGBT trong trường đại học

Trước sự kì thị LGBT vẫn còn diễn ra trong trường đại học, một nhóm phụ huynh Trung Quốc đã tiến hành giơ cao biểu ...

Điểm tựa vững chắc từ gia đình

Tại thời điểm phải đối mặt với những bất công ở trường, cũng như cho đến thời điểm hiện tại, Tùng vẫn chưa "come out" (công khai) với ba mẹ. Dù chưa thực sự hiểu về bản dạng giới và những gì con mong muốn, nhưng trước những sóng gió đầu đời, ba mẹ Tùng vẫn luôn sát cánh cùng con, như bao bậc làm cha mẹ khác, điều lớn lao nhất họ mong mỏi trong đời là được nhìn thấy các con yên vui và hạnh phúc.

Cùng với sự hậu thuẫn nhiệt tình từ chị gái, Tùng đã từng bước đi qua những tháng ngày đen tối nhất của tuổi học trò, tự tin khởi đầu tại một môi trường mới. “Giờ thì em đã được thay đổi toàn bộ suy nghĩ. Đầu tiên là em hứng thú với việc đi học hơn trước. Em không thấy ác cảm với các thầy cô giáo (nói chung). Em được thoải mái hơn trong việc em thể hiện giới hoặc ngay cả việc em dám công khai và dám nhận em là nữ yêu nữ với tất cả những người hỏi em. Em không cảm thấy mình bị lạc loài hay sai trái như trước nữa” Phạm Tùng trải lòng.

ban tre tung 2 lan viet thu cho giao vien cong khai minh la lgbt tai thai binh
Tùng may mắn nhận được sử cảm thông và đồng hành của gia đình. (Ảnh: NVCC)

Cuộc sống vẫn luôn đặt ra cho mỗi người nhiều thử thách khác nhau, tuy nhiên, đối với người LGBT, những khó khăn đó còn tăng lên gấp bội. Nhiều bạn phải chịu sự kì thị, lạnh nhạt từ chính gia đình thân yêu của mình. Với Tùng, cậu ấy may mắn hơn khi nhận được sự thấu hiểu và cảm thông từ gia đình. Một khi phía sau bạn là có người động viên, cổ vũ tinh thần, sẵn sàng dang tay chở che bạn bất cứ lúc nào, thì không có sóng gió nào mà chúng ta không thể vượt qua.

Kết nối yêu thương, tự do thể hiện giới

Một trong những động lực lớn lao giúp Tùng tự tin sống là chính mình là nhờ cơ duyên đưa cậu đến với cộng động LGBT tại Thái Bình. Ở thời điểm suy sụp tinh thần nhất, một người bạn của Tùng đã giới thiệu cậu làm quen với một nhóm người nữ yêu nữ. Bạn đầu, Tùng có nhiều rụt rè, sau những đổ vỡ trước đó, cậu cảm thấy khó có thể tin vào ai đó. Nhưng sau một thời gian tiếp xúc, Tùng đã cởi mở hơn và chủ động chia sẻ về những khó khăn cậu gặp phải khi là LGBT. Tùng nhận được sự cảm thông sâu sắc, bởi nhóm bạn này cùng đã từng trải qua những điều tương tự. Từ đây, mỗi lần nhóm LGBT Thái Bình gặp mặt, Tùng đầu tham gia hoạt động chung cùng mọi người. Đây như một bước ngoặt lớn cho đời sống tinh thần của Tùng, tiếp thêm nhiều yêu thương và niềm tin vào cuộc sống.

ban tre tung 2 lan viet thu cho giao vien cong khai minh la lgbt tai thai binh
Phạm Tùng tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồn LGBT. (Ảnh: NVCC)

Sau buổi tập huấn dành cho nữ yêu nữ tại 5 tỉnh miền Bắc của CSAGA vào cuối năm 2016. Tùng đã có ý tưởng thành lập cộng đồng nữ yêu nữ Thái Bình, với hy vọng có thể cùng nhau tìm ra giải pháp giúp đỡ những bạn nữ yêu nữ vượt qua giai đoạn khó khăn trong cuộc sống, đối mặt với sự kì thị một cách tích cực và văn minh nhất.

Hiện tại, cộng đồng nữ yêu nữ Thái Bình đã có gần 100 thành viên, với khoảng 20 - 25 thành viên chủ chốt. Mặc dù vấp phải nhiều trở ngại trong kinh nghiệm quản lý hội nhóm, cũng như việc come out (công khai) của các bạn LGBT tại Thái Bình vẫn còn nhiều rụt rè, thông tin về nữ yêu nữ Thái Bình chưa thực sự lan tỏa mạnh mẽ trong phạm vi tỉnh, nhưng Phạm Tùng cùng các bạn vẫn không ngừng nỗ lực mỗi ngày để kết nối và tăng cường các hoạt động.

ban tre tung 2 lan viet thu cho giao vien cong khai minh la lgbt tai thai binh
Tùng cùng các bạn tham gia buổi tập huấn về đa dạng giới. (Ảnh: NVCC)

Sau tất cả, khi được hỏi về lời khuyên dành cho các bạn LGBT đối diện với phân biệt đối xử tại trường học, Tùng thẳng thắn chia sẻ: “Các bạn không nên chịu đựng sự kì thị từ giáo viên hay từ các bạn học. Biện pháp an toàn mà mình từng áp dụng khi mình chuyển sang trường mới đó là mình đã viết một bức thư ngắn công khai với giáo viên chủ nhiệm của mình và mong giáo viên của mình hiểu. Mình đã dùng cách này hai lần và nó rất hiệu quả”.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.