Theo chủ quán, phần lớn thực phẩm dùng chế biến như ốc, cua... đều được tính toán và chuẩn bị từ trước Tết, nhưng giá nguyên liệu ở thời điểm đó cũng "đã rất cao rồi". Cộng với các loại rau xanh ăn kèm như hành, tía tô, xà lách... giá cũng đắt gấp đôi ngày thường.
"Ngày Tết việc lên giá là không tránh khỏi. Có người còn hỏi tôi sao không tăng lên 60.000 đồng cho chẵn tiền, thay vì thu 55.000 đồng, nhưng tăng thế thì nhiều quá", ông chủ quán bún riêu, ốc cười, nói.
Cũng theo ông chủ này, quán mới mở từ sáng mồng 2 Tết, lượng khách tới ăn cũng tương đối đông, nhưng theo kinh nghiệm bán hàng lâu năm thì phải từ ngày mai (mồng 3 Tết) khách mới nườm nượp, gấp 4-5 lần ngày thường. Dù vậy, từ sáng tới giờ quán bún ốc, riêu này cũng "thay vài nồi nước dùng, bán hết mấy chục cân bún".
Không riêng món bún riêu, ốc hay cá, một số quán phở gà, bò mở hàng sớm ngày mùng 2 Tết cũng tăng giá lên 50.000 - 60.000 đồng một bát. Dù thế, khách tới ăn vẫn khá đông.
Thường bán cháo lòng, nhưng trong mấy ngày Tết chị Hoa (Lê Hồng Phong - Hà Nội) chuyển sang bán bún riêu cua. Chị cho hay, mấy ngày Tết ăn thịt, đồ nếp nhiều nên nhiều người thích ăn những món canh chua nhẹ nhàng để đổi vị.
Theo các chủ quán, những ngày nghỉ Tết quán sẽ bán gấp 2 - 3 lần ngày thường do giá nguyên liệu và nhân công đều tăng.
"Thường tôi trả lương theo tháng, nhưng mấy ngày Tết thì tính lương cho người giúp việc, chạy bàn theo ngày, lương trả gấp đôi ngày thường bao ăn ở thì họ mới ở lại làm với mình", chị Hoa chia sẻ. Chủ quán này cho hay sau ngày mùng 5 Tết sẽ cho nhân viên nghỉ 2 ngày trước khi mở bán lại món ăn quen thuộc của quán - chào lòng từ mùng 8 Tết.
Tiêu dùng 16:08 | 01/02/2020
Tiêu dùng 20:10 | 31/01/2020
Tiêu dùng 14:30 | 31/01/2020
Tiêu dùng 21:07 | 30/01/2020
Tiêu dùng 17:20 | 30/01/2020
Tiêu dùng 14:36 | 30/01/2020
Tiêu dùng 21:14 | 29/01/2020
Tiêu dùng 22:56 | 28/01/2020