'Bắt mạch' tâm sinh lý của trẻ trong giai đoạn tiểu học

Giai đoạn tiểu học là giai đoạn phát triển tâm sinh lý quan trọng nhất của trẻ. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, học sinh trung học thậm chí là sinh viên đại học có những vấn đề tâm lý được bắt nguồn từ thời học tiểu học.

Như chúng ta đã biết, phát triển sinh lý và sự phát triển tâm lý của một con người có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy ở những năm tháng bắt đầu đi học tiểu học, sự phát triển tâm sinh lý của các bé rất quan trọng, là cơ sở để bố mẹ hiểu và hỗ trợ tốt hơn cho các con trong việc phát triển thể lực, trí tuệ, và cảm xúc của các bé.

bat mach tam sinh ly cua tre trong giai doan tieu hoc
Cấp tiểu học là giai đoạn phát triển tâm sinh lý quan trọng của trẻ

1. Những vấn đề tâm lý cần được chú trọng ở lứa tuổi tiểu học

Tâm lý thích ứng

Bước vào tiểu học là trẻ bắt đầu trải qua thời kỳ tìm hiểu những điều mới mẻ của giai đoạn mới. Tại cấp mầm non trẻ đang ở trong môi trường học tập mà các hoạt động chơi là chủ yếu, khi bước vào bậc học tiểu học bé sẽ làm quen với sách vở, đồ dùng học tập và các nội quy của nhà trường. Vì vậy trẻ phải đối mặt với việc thích ứng với môi trường mới.

Tâm lý sợ học

Bắt đầu vào lớp 1, trẻ gặp nhiều khó khăn khi học viết chữ, phát âm chuẩn, học tính và một số các môn khác. Một ngày trẻ có nhiều tiết học và làm quen với nhiều môn học hơn. Những điều này làm trẻ thiếu tự tin và sự kiên trì khi bắt đầu học tập. Khi thành tích lúc khởi đầu không tốt, trẻ không thích học, tâm lý sợ học và sợ phải đến trường.

Khi chưa được chuẩn bị sẵn sàng tâm lý, rất nhiều trẻ sau mấy ngày đầu đến lớp thường nôn ọe, đau bụng, mất ngủ và không chịu đi học. Đó là một số biểu hiện chứng sợ học đường ở trẻ mới vào lớp một.

bat mach tam sinh ly cua tre trong giai doan tieu hoc
Nếu không chuẩn bị tâm lý, nhiều trẻ có hiện tượng sợ đi học

Tâm lý trái ngược

Một số trẻ không thích nghi kịp khi vào tiểu học lại có biểu hiện hành động ngược với bình thường. Trẻ không kiểm soát được hành vi của mình, trong giờ học hay ngoài giờ học đều có những hành động khác so với các bạn nhằm mục đích gây sự chú ý với người khác.

Tâm lý ngại giao tiếp

Theo nhiều số liệu thống kê, học sinh mới bước vào bậc tiểu học gặp nhiều vấn đề về việc giao tiếp. Khoảng 40% trẻ không thân thiện và không có định làm quen với bạn mới, 29% trẻ có cảm giác tủi thân và cô độc, 90% trẻ thấy khó khăn khi giao tiếp với giáo viên. Những số liệu này cho thấy trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc thiết lập quan hệ với thầy cô, bạn bè ở trường.

bat mach tam sinh ly cua tre trong giai doan tieu hoc
Nhiều trẻ gặp vấn đề về giao tiếp khi bắt đầu cấp học mới.

2. Biểu đồ cảm xúc tâm lý của trẻ từ lớp 1 đến lớp 6 và những điều phụ huynh cần lưu ý

Lớp 1

Khi vào lớp 1 trẻ phải tự xử lý mọi việc khi đến trường, trẻ được rèn luyện để không còn phụ thuộc vào sự chăm sóc của bố mẹ và cô giáo như ở mầm non. Lợi thế là trẻ sẽ rất thích thú, hào hứng khi được tự mình khám phá, trải nghiệm những điểu mới mẻ ở cấp học mới.

Giai đoạn này, tâm lý thích ứng có ảnh hưởng và quyết định phần lớn các hoạt động học tập, hòa đồng và vui chơi của trẻ.

Khi bắt đầu vào lớp 1, phụ huynh nên hướng dẫn con cách sắp xếp thời gian hợp lý khi con làm quen với môi trường học mới, khuyến khích con làm quen với các bạn, phát huy khả năng độc lập của con, tạo thói quen thích học và thích đi học cho con. Giai đoạn này chú trọng nhất là vấn đề tâm lý thích ứng cho trẻ, tạo cho trẻ sự yêu thích việc học là mấu chốt còn phụ huynh chưa cần đặt nặng vấn đề kiến thức.

Lớp 2

Lúc này trẻ đã thích ứng với môi trường mới. Trẻ đã có thói quen làm bài, đi học, hiểu được các quy định ở trường lớp. Lớp 2 là giai đoạn hình thành sự tự tin cho trẻ nên phụ huynh cần thường xuyên chú ý những thay đổi tâm lý của trẻ để điều chỉnh cho phù hợp. Phụ huynh cần biểu dương và khẳng định khi trẻ làm tốt để trẻ định hướng được hành vi của mình.

bat mach tam sinh ly cua tre trong giai doan tieu hoc
Khi lên lớp 2 trẻ dần thích nghi với môi trường mới.

Lớp 3

Nhận thức của trẻ sẽ dần phát triển ở giai đoạn lớp 3, trẻ học được các tiêu chuẩn để đánh giá các nguyên tắc đạo đức. Khả năng nhìn nhận vấn đề của trẻ cũng cao hơn, tự đưa ra các suy nghĩ và ý kiến của mình nhưng lại chưa có cái nhìn tổng quát và toàn diện khiến trẻ có thêm tâm lý bất an.

Vì cảm xúc bất an nên hành vi của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Trẻ học hành và làm bài cẩu thả hơn, phụ huynh cần chú ý để con không bị nhiễm thói quen xấu này. Phụ huynh nên tạo hứng thú cho con học bài, kết hợp học và chơi để tâm lý trẻ thoải mái để không ảnh hưởng đến việc học.

Lớp 4

Giai đoạn 9 - 11 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ tiểu học, là tiền đề cho sự phát triển của giai đoạn sau. Ở giai đoạn tiểu học, trẻ được giáo dục chuyển tiếp dần từ thấp đến cao, tâm sinh lý cũng biến đổi khá rõ ràng nên đây là thời kỳ tốt nhất để hình thành các thói quen học tập tốt, bồi dưỡng ý chí và cảm xúc cho trẻ.

Kiến thức cho trẻ ở lớp 4 bắt đầu nhiều lên, phân biệt rõ với mức kiến thức ở giai đoạn đầu tiểu học. Phụ huynh và giáo viên cần giúp đỡ trẻ xây dựng sự tự tin và khả năng tiếp xúc nhiều vấn đề bài vở và môn học hơn.

Tập cho trẻ có thói quen tập trung để học tập hiệu quả hơn, bồi dưỡng khả năng tính toán, thói quen ghi bài và tiếp thu bài nhanh trên lớp.

Lớp 5

Lớp 5 là giai đoạn cuối của cấp tiểu học, lúc này trẻ đã khá vững vàng, tự tin và kiến thức được trang bị đầy đủ để chuẩn bị vào cấp học mới.

bat mach tam sinh ly cua tre trong giai doan tieu hoc
Hết lớp 5 trẻ đã khá vững vàng, tự tin và được trang bị kiến thức đầy đủ để chuẩn bị vào cấp học mới.

Trẻ bắt đầu có ham muốn được làm tốt mọi thứ để được ghi nhận và chứng minh bản thân. Trẻ tiếp tục muốn khám phá môi trường cấp học mới và các mối giao tiếp bạn bè cũng rộng rãi hơn.

Vì đây là lớp cuối cấp 1, tiền đề cho trẻ vào cấp 2, phụ huynh cần định hướng và xem trẻ có năng khiếu, yêu thích môn học nào để khuyến khích trẻ hơn. Bồi dưỡng thêm cho trẻ hứng thú với môn học ngoại ngữ hay tham gia các cuộc thi phù hợp với lứa tuổi và trình độ. Tăng cường bồi dưỡng ý thức tự giác học tập và hoàn thành bài vở của trẻ.

Lớp 6

Trẻ hoàn thành cấp tiểu học và bước sang trung học cơ sở khi đã được trang bị đủ cả về tâm sinh lý và kiến thức phổ thông. Lúc này, sự tự nhận thức của trẻ ngày càng mạnh mẽ, trẻ thích tự suy đoán về những sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ xung quanh mình. Trẻ cũng hay có thái độ phản kháng chứng tỏ bản thân với giáo viên và phụ huynh. Như vậy về tâm lý trẻ cũng có phần không ổn định.

Vì đây là giai đoạn phân tích vấn đề chưa hoàn thiện, khả năng kiên trì chưa cao nên trẻ dễ nản lòng và gặp khó khăn sẽ dễ có suy nghĩ tiêu cực. Phụ huynh cần để ý sự thay đổi tâm sinh lý, điều hòa khả năng tự khống chế bản thân của trẻ. Khi trẻ có tâm sinh lý ổn định thì mới có thể học tập tốt và vui chơi lành mạnh.

Khôi Nguyên

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.