Con cá lạ đã bị mắc kẹt trong lưới của ngư dân ở Rotterdam, Hà Lan và đã chết khi nó được kéo lên tàu.
Ngày sau khi bắt được cá lạ, ngư dân ở Rotterdam đã nhanh chóng chụp hình lại rồi thả con cá về với tự nhiên, họ vẫn gửi những bức ảnh chụp lại nó cho các nhà khoa học ở Đại học Erasmus, Rotterdam.
Các nhà khoa học nghĩ rằng cá heo này đã chết ngay sau khi sinh.
Giải thích về vấn đề này tiến sĩ Kompanje cho rằng "đó chỉ đơn giản là do cơ thể mẹ không đủ chỗ cho nhiều hơn một bào thai".
Và nếu có các cặp sinh đôi dính liền khác của động vật biển có vú trong tự nhiên, thì việc tìm kiếm chúng cũng giống như "mò kim đáy biển".
Tiến sĩ Kompanje cho biết, "hiện tại, chúng ta mới chỉ biết đến 10 trường hợp sinh đôi dính liền như vậy trong tự nhiên, thực tế hẳn phải có nhiều hơn nhưng chúng ta không thể biết được vì chúng được sinh ra ở trong đại dương và chưa bao giờ bị phát hiện".
Tỷ lệ xuất hiện một con rắn hai đầu là vô cùng hiếm: 1/10.000 trứng.
Lý do là khi di chuyển thì chúng khó xác định được phương hướng và lúc ăn thì cả 2 cái đầu cùng ăn.
Rắn 2 đầu liền nhau được tìm thấy khá nhiều trong tự nhiên nhưng rắn có 2 đầu ở 2 phía cơ thể khá hiếm gặp.
Con rắn hổ mang này được phát hiện ở Trung Quốc, các chuyên gia cho rằng nó mới chỉ nở được mười ngày.
Chú mèo kỳ dị này có hai miệng, hai mũi và bốn mắt. Tuy nhiên, thật đáng buồn khi chú mèo sống ở Trùng Khánh, tây nam Trung Quốc, đã qua đời chỉ hai ngày sau khi sinh ra.
Theo chủ nhân của chú mèo kỳ dị này, trong lứa sinh đó có hai chú mèo khỏe mạnh và một chú mèo hai đầu. Họ đã rất ngạc nhiên và vui mừng khi chú mèo hai mặt chào đời.
Chú mèo hai mặt này được cho là mắc hội chứng Diprosopus hay còn gọi là sọ mặt trùng lặp, một rối loạn hiếm gặp khiến một phần khuôn mặt bị nhân đôi.
Mèo mắc hội chứng này được gọi là mèo Janus và không phải tất cả mèo Janus đều qua đời ngay sau khi sinh.
Con rùa thuộc giống rùa tai đỏ chào đời tại một trang trại ở huyện Nam Phong, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc cách đây hơn một tuần, People's Daily Online cho hay. Ngoài hai đầu độc lập, con rùa có một thân, mai và 4 chân bình thường.
Chủ trang trại khẳng định, trong số khoảng 30 triệu rùa tai đỏ ông từng nhân giống, đây là lần đầu tiên xuất hiện một cá thể hai đầu như thế.
Truyền thông địa phương cho hay, kiểu đột biến hai đầu này không ảnh hưởng tới sức khỏe con rùa.
Nó vẫn di chuyển bình thường và khá háu ăn. Hiện con rùa có đường kính 2,5 cm. Rùa tai đỏ trưởng thành có thể đạt tới kích thước 30 cm.
Các chuyên gia nhận định, nguyên nhân khiến rùa có hai đầu có thể do phôi thai không phân chia bình thường trong thời kỳ phát triển.
Tuổi thọ của rùa tai đỏ ước tính 50-70 năm, song chưa rõ cá thể hai đầu này có thể sống trong bao nhiêu năm.
April Britt sống tại thành phố Northampton, bang Massachusetts, Mỹ kể rằng cô và chồng ra vườn sau khi hai người nghe thấy những tiếng kêu của chim vào hôm 31/5.
Họ tới một cái cây, nơi những tiếng chim phát ra và thấy một chú chim hồng y non với hình thù khác thường dưới gốc cây. Nó có hai đầu và ba mỏ, kênh truyền hình WGGB-TV đưa tin.
Hai người dùng găng tay bằng nilon để đưa con chim trở lại tổ của nó trên cây. Nhưng con chim biến mất khi họ quay lại cây vào sáng hôm sau.
"Tôi mong rằng con chim vẫn còn sống. Người phụ nữ hàng xóm hứa bà ấy sẽ để ý xem nó sang bên vườn của bà ấy hay không", Britt nói.
Chim hồng y, hay chim đỏ, là một họ chim có bộ lông đỏ, mỏ khỏe tại Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Thức ăn chính của chúng là các loại hạt.
Loài nhỏ nhất trong họ có chiều dài thân trung bình 12 cm và trọng lượng khoảng 12 g, còn loài lớn nhất có chiều dài thân trung bình 25 cm và trọng lượng 85 g. Một số loài trong họ chim hồng y đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.