Bỏ điểm sàn 2017: Lo tăng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp?

Việc bỏ điểm sàn có thể khiến các trường tuyển sinh ồ ạt trong khi chất lượng đào tạo không tốt và dễ dẫn đến số lượng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp tăng lên.
 
bo diem san 2017 lo tang cu nhan thac si that nghiep
Việc bỏ điểm sàn có thể khiến các trường tuyển sinh ồ ạt trong khi chất lượng đào tạo không tốt và dễ dẫn đến số lượng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp tăng lên. Ảnh: Đoàn Lê

Trao đổi với PV, TS Nguyễn Văn Bao, Hiệu trưởng ĐH Tây Bắc cho rằng việc bỏ điểm sàn sẽ khiến đầu vào tại các trường rộng mở. Tuy nhiên, chuyện đáng bàn ở đây là khi mở rộng đầu vào thì đầu ra có chất lượng?

bo diem san 2017 lo tang cu nhan thac si that nghiep GS Nguyễn Minh Thuyết: Bỏ điểm sàn cũng không sợ

GS. Nguyễn Minh Thuyết cho rằng đã đến lúc phải bỏ điểm sàn và có bỏ cũng không sợ.

Theo báo cáo của Bộ LĐ, TB&XH, quý III năm 2016, nước ta có tới hơn 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp. Con số này đã tăng 29.000 người so với quý II năm 2016 nhưng lại giảm 11.000 người so với quý III năm 2015.

Độ tuổi từ 15-24 có số lượng người thất nghiệp cao với hơn 640.000 người. Đáng chú ý nhất là nhóm có trình độ đại học trở nên thất nghiệp là hơn 200.000 người, cao hơn quý II năm 2016. Ngoài ra, có hơn 120.000 cử nhân cao đẳng chuyên nghiệp đang thất nghiệp.

Giáo sư, tiến sĩ khoa học (GS.TSKH), Viện sĩ, nhà giáo nhân dân Phạm Minh Hạc cho rằng "chưa nên bỏ điểm sàn trong tình hình hiện tại". "Tại nhiều nước phương Tây họ không có điểm sàn nhưng đã phân luồng nghề nghiệp cho học sinh từ cấp THCS và THPT tùy theo năng lực, sở thích của các em. Tức là các em có thể đi học nghề, CĐ hoặc ĐH. Tuy nhiên, tại nước ta vẫn còn tâm lý nặng về bằng cấp khoa cử", ông Hạc nói.

Cũng theo ông Hạc, trong vòng 15 năm qua, giáo dục đào tạo THPT, CĐ, ĐH của chúng ta mang tính tự phát. Như vậy, việc bỏ điểm sàn, mở rộng của ĐH, CĐ có thể khiến việc tuyển sinh ồ ạt nhằm đảm bảo thu nhập cho các trường. Trong khi đó, chất lượng đào tạo, sàng lọc sinh viên không tương xứng khiến tình trạng sinh viên ra trường nhiều nhưng cũng thất nghiệp nhiều.

bo diem san 2017 lo tang cu nhan thac si that nghiep
Số lượng người thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.

"Nói chung vẫn nên để điểm sàn, tránh tuyển sinh ồ ạt, lấy số lượng và mục tiêu là thu nhập. Đây là biểu hiện của việc thương mại hóa giáo dục chứ không phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội", GS.TSKH Phạm Minh Hạc nêu quan điểm.

Theo GS.TSKH Phạm Minh Hạc, việc bỏ điểm sàn cần tính đến đầu ra cho sinh viên tức là giải quyết được tình trạng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. "Chúng ta không có chương trình về nguồn nhân lực, không biết xã hội cần bao nhiêu trình độ ĐH, bao nhiêu CĐ hay nghề. Trong khi đó, nhiều trường đào tạo ra sinh viên chẳng làm gì. Nhiều em tốt nghiệp ĐH xong lại đi học nghề làm công nhân", ông Hạc cho biết.

bo diem san 2017 lo tang cu nhan thac si that nghiep Bỏ điểm sàn 2017: Đại học "thờ ơ", Cao đẳng kêu khó

Bộ GD&ĐT dự kiến bỏ điểm sàn năm 2017 gây ra nhiều ý kiến trái chiều từ phía các trường ĐH, CĐ.

Trong dự thảo Quy chế tuyển sinh 2017, Bộ GD&ĐT dự kiến bỏ điểm sàn. Đại diện một số trường ĐH cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng một phần nhưng cũng giúp các trường tự chủ, tự "thay đổi chất" để thu hút học sinh. "Nếu không kiểm soát đầu vào, kiểm soát chất lượng đào tạo khiến đầu ra kém thì trường sẽ không được xã hội tiếp nhận." GS Nguyễn Quang Kim, Hiệu trưởng ĐH Thủy Lợi nói.

"Siết chặt đào tạo và chuẩn đầu ra" là câu chuyện được nhiều trường nói đến sau khi dự kiến bỏ điểm sàn ra đời. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là cơ quan quản lý giáo dục phải "siết" được hoạt động giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ để tránh tình trạng cử nhân thất nghiệp và đảm bảo được nguồn nhân lực.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.