Sản phụ đẻ rơi đứa con thứ 10 trong rạng sáng Noel | |
Tranh cãi bức ảnh sản phụ tự tay kéo con ra lúc sinh nở bị Facebook gỡ bỏ vì nhạy cảm |
Theo các nghiên cứu khoa học cũng như các bác sĩ sản khoa thì việc cắt tầng sinh môn là cách để giúp quá trình sinh nở của sản phụ được dễ dàng và suôn sẻ hơn. Các mẹ có thể sẽ rất đau khi rạch (cắt) tầng sinh môn vì trong quá trình sinh nở sẽ không được tiêm thuốc tê. Sau khi sinh cũng sẽ khâu lại bằng chỉ khâu thẩm mỹ.
Tầng sinh môn có cấu tạo và chức năng như thế nào?
Tầng sinh môn là một phần của bộ phận sinh dục nữ có chiều dài từ 3 – 5cm. Chúng được cấu tạo gồm 3 tầng: tầng sâu có cơ nâng hậu môn và cơ ngồi cụt được bao bọc bởi hai lá cân của tầng sinh môn sâu; tầng nông có 5 cơ; tầng giữa gồm cơ ngang sâu và cơ thắt niệu đạo.
Nói chung, tầng sinh môn thuộc bộ phận sinh sản và sinh dục nữ có chức năng bảo vệ, nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu như tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang…, là cửa giao hợp để tiếp nhận tinh trùng.
Trong quá trình sinh nở, tầng sinh môn có vai trò quan trọng giúp bé được sinh ra an toàn và dễ dàng hơn.
Tầng sinh môn có vai trò quan trọng giúp bé được sinh ra an toàn và dễ dàng hơn. (Ảnh Tuổi trẻ) |
Vì sao phải rạch tầng sinh môn khi sinh con
Rất nhiều các trường hợp có khả năng sinh thường đều được các bác sĩ rạch tầng sinh môn khi cần thiết. Trong trường hợp tầng sinh môn không giãn nở được, khi sinh sẽ rất dễ bị rách gây tổn thương đến bộ phận sinh dục. Vì thế, các bác sĩ có kinh nghiệm sẽ dự đoán trường hợp xảy ra để tìm giải pháp tốt nhất cho sản phụ.
Trong những trường hợp tầng sinh môn dù đã giãn nhưng do đầu bé quá to, thai ngược hay trọng lượng quá lớn, bác sĩ hay nữ hộ sinh cũng chủ động cắt một đường ngắn trên tầng sinh môn giúp bé ra đời nhanh chóng, tránh trường hợp cố rặn làm rách tầng sinh môn. Vết khâu bị rách sẽ khó đạt được độ thẩm mỹ cao như khâu vết chủ động cắt tầng sinh môn.
Làm thế nào để giảm đau sau rạch tầng sinh môn?
Theo trang Baby Center thì sản phụ có thể giảm những cơn đau khi bị rạch tầng sinh môn bằng nhiều cách khác nhau:
Bạn có thể vệ sinh vùng kín bằng vòi hoa sen hàng ngày. Điều này giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương.
Sử dụng gel hoặc các loại băng làm mát, hoặc dùng gói đậu Hà Lan đông lạnh và chườm lên mũi khâu. Bọc chúng trong một chiếc khăn sạch để tránh bị hỏng băng. Băng sẽ làm tê khu vực khâu và ngăn ngừa, làm giảm sưng. Bạn có thể dùng túi nước đá để chườm khoảng 10 – 20 phút khi cảm thấy đau.
Chọn mua hoặc mượn của bệnh viện loại nệm mát, êm để có thể nằm nghỉ ngơi một cách thoải mái và dễ chịu nhất.
Khi vết khâu đã khô, bạn có thể làm giảm đau bằng cách ngâm vùng kín trong bồn nước ấm và vệ sinh bằng khăn sạch, mềm.
Bạn có thể hạn chế mặc đồ lót và để lộ mũi khâu ngoài không khí trong khoảng 10 phút. Một ngày khoảng 1 - 2 lần.
Đi bộ chậm rãi để cảm thấy thoải mái hơn. Thực hành những bài tập nhẹ nhàng cho cơ thể lưu thông máu tốt hơn, giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.
Hãy sử dụng ngay Paracetamol ngay khi cảm thấy đau. Tuy nhiên, việc dùng thuốc giảm đau nên có chỉ dẫn của bác sĩ. Paracetamol sẽ không gây tổn hại cho bé của bạn nếu bạn đang cho con bú.
Có nhiều cách làm giảm đau tầng sinh môn sau khi rạch. (Ảnh Baby Center) |
Các biến chứng thường thấy sau rạch tầng sinh môn?
Thông thường, trong khoảng 10 ngày vết thương sẽ được chữa lành và các mũi khâu có thể biến mất. Khi vết thương lành lại, bạn vẫn cần theo dõi sau một thời gian. Nếu có những dấu hiệu nhiễm trùng, hay có mùi khó chịu từ vết thương có thể đi khám và tìm sự tư vấn kịp thời từ các bác sĩ.
Có các biến chứng thường thấy sau thủ thuật rạch tầng sinh môn như:
Mô sẹo có thể phát triển xung quanh việc cắt và có thể cảm thấy ngứa. Mô sẹo đôi khi có thể làm cho việc sinh hoạt tình dục cảm thấy đau đớn. Trong trường hợp này cần nhờ sự tư vấn của bác sĩ để thực hiện thủ thuật cắt – ghép lại.
Vết thương hoặc khu vực xung quanh trở nên đỏ, đau đớn và sưng lên, bạn có thể thấy mủ hoặc vết thương có mùi báo hiệu khả năng vết cắt bị viêm nhiễm, cần gặp bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc thăm khám sức khỏe ở các trung tâm y tế càng sớm càng tốt.
Thỉnh thoảng, có những vết thương khôg thể chữa lành và có thể bung ra, bạn cần phẫu thuật để sửa lại.
Đôi khi việc rạch tầng sinh môn có thể ảnh hưởng đến đường ruột của bạn.
Làm thế nào để tầng sinh môn nhanh lành sau khi rạch
Một số lời khuyên của các bác sĩ sẽ giúp tầng sinh môn của sản phụ nhanh lành hơn sau khi bị rạch:
Tập nhẹ nhàng các bài tập hay thực hiện một vài vật lý trị liệu. Các bài tập sẽ giúp hạn chế việc chảy máu vùng kín và tạo sự dẻo dai cho khung chậu, ngăn chặn các vấn đề tiêu cực của ruột hay bàng quang.
Đổ nước ấm vào đáy chậu và ngâm vùng kín để cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn.
Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ như trái cây, rau quả giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn khi đi vệ sinh.
Uống nhiều nước cũng rất tốt cho tầng sinh môn nhanh lành.
Rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh.
Mặc quần áo rộng rãi, nên sử dụng chất liệu cotton, bông mềm để hạn chế việc làm tổn thương đến vết rạch.
(Ảnh Baby Center) |
Quan hệ tình dục sau khi rạch tầng sinh môn
Khi mũi khâu của bạn đã được chữa lành thì việc sinh hoạt tình dục trở lại là hết sức bình thường. Lần đầu tiên quan hệ tình dục sau khi rạch tầng sinh môn, bạn có thể cảm thấy đau đớn. Khi chưa sẵn sàng, hãy thư giãn càng nhiều càng tốt và có thể nhờ đến chất bôi trơn âm đạo để cảm thấy thoải mái hơn.
Ngất ngây ngắm khoảng sân phủ triệu đóa hồng trong ngôi nhà vườn ở Ba Vì Từ hàng rào đến bên hông nhà, từ vườn đến sân đều thơm hương dịu dàng của hàng triệu đóa hồng đang đua nhau khoe ... |
10 điều phụ nữ cần kiêng cữ sau sinh nếu không muốn 'rước' bệnh vào người Sau sinh, cơ thể người mẹ rất yếu và dễ mắc bệnh. Nếu không kiêng cữ sau sinh đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức ... |