GS Earnest Greene và nhóm nghiên cứu thuộc ĐH New Mexico Highlands đã dùng siêu âm để tính toán lưu lượng máu lên não ở những người trẻ trong khi họ đứng thẳng và khi đi bộ, chạy, đạp xe.
Kết quả cho thấy mặc dù đi bộ tác động đến cơ thể ít hơn so với chạy nhưng lại tạo ra những áp suất làm tăng đáng kể lưu lượng máu đến não. Đặc biệt, đi bộ hiệu quả hơn hẳn đạp xe do quá trình đạp xe không ảnh hưởng gì đến chân.
Các ghiên cứu cho thấy rằng trẻ em đi bộ đến trường có thể tập trung tốt hơn so với những người cùng xe buýt hoặc lái xe buýt. (Ảnh: Shutterstock)) |
“Thật ngạc nhiên là đến giờ chúng ta mới đo những hiệu ứng thủy lực của dòng máu lên não. Nhịp điệu giữa dòng máu lên não và vận động là những nhịp điệu tối ưu nhất (nhịp tim khi đi bộ khoảng 120 lần/phút)”, GS Greeene cho biết trên sciencedaily.
Nghiên cứu được báo cáo tại Hội nghị thường niên của APS ở Experimental Biology 2017 (tổ chức tại Chicago, Hoa Kỳ).
Đi bộ khi nào? - Chỉ cần đi bộ từ 3-5 phút mỗi ngày là đủ tăng lưu lượng máu lên não. - Hãy rời khỏi bàn giấy để lấy nước, nói chuyện với đồng nghiệp hay ra khoảng không của khu nhà. - Nên đi thang bộ thay vì thang máy, đỗ xe xa hơn một chút để đi bộ được nhiều hơn. |