Cách hạ sốt cho chó cưng mỗi khi bị ốm

Cũng giống như con người, những chú chó cưng khi bị ốm cũng sẽ bị sốt, tuy nhiên không thể hiện rõ ràng như sốt ở người. Nếu không có những cách hạ sốt cho chó cưng hiệu quả thì có thể khiến chúng bị nguy hiểm đến tính mạng.


Dấu hiệu chó bị sốt

Hầu hết nguyên nhân dẫn đến sốt cao ở những chú chó cưng là do bị nhiễm khuẩn. Chó cưng sốt cao sẽ có những triệu chứng như bỏ ăn và nôn, nặng hơn sẽ là tiêu chảy, co giật liên tục. Ngoài ra, một số triệu chứng khác là co giật, sủa điên cuồng, ho.

Đối với các bộ phận như tai, mũi và họng của chó cũng có thể đã nhiễm khuẩn. Hơi thở bị khó khăn, khò khè hoặc không thở được. Sổ mũi và ho liên tục. Phần mắt và quanh chóp mũi sẽ dần xuất hiện dịch mủ bám lại. Ảnh hưởng đến sau này trong đường hô hấp của chó.

Còn có khả năng chính là chó đã bị nhiễm độc của chì. Dễ nhận thấy bằng mắt thường chính là việc chó sốt cao liên tục. Nôn, ỉa chảy (một số trường hợp có phân như màu máu), phần bụng luôn đau và nhói.

Ngoài ra, nếu trong khẩu phần ăn của chó bị thiếu canxi thì chúng sẽ bị hạ huyết. Điều này khiến chó sốt hơn 42 độ C, thỉnh thoảng lâm vào tình trạng hôn mê. Lúc nào cũng gào thét và sủa nhanh hơn bình thường.

Đối với những chú cún cưng đã già, sức đề kháng cũng được xem là một nguyên nhân dẫn đến việc bị sốt. Vì lúc này, mọi tế bào trong cơ thể chó bị yếu đi, dẫn đến việc virus thừa cơ hội phát triển gây bệnh.

Hay chỉ đơn giản thôi là chó biểu hiện sự mệt mỏi, không chịu di chuyển hoặc chạy nhảy xung quanh. Đừng tưởng không có triệu chứng đã liệt kê ở trên mà các bạn xem thường.

Biểu hiện đơn giản nhất để nhận biết một chú cún đang bị số đó là mũi trở nên khô, hơi thở mệt mỏi và nóng cũng như sự uể oải trong những hoạt động hàng ngày.

Cách hạ sốt cho chó cưng mỗi khi bị ốm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa chó bị sốt cao. (Ảnh: CertaPet).

Cách hạ sốt cho chó cưng

Để có thể chữa trị được hiệu quả thì đầu tiên phải xác định được rõ nguyên nhân cún cưng bị sốt thì mới có thể có cách chữa trị hiệu quả.

Hầu hết đối với chó con bị sốt ở thể nhẹ thì vấn đề đều đến từ đường tiêu hóa hoặc hô hấp, bởi vậy cần bổ sung những đồ ăn dễ tiêu hóa, bổ sung ngay vitamin B và C.

Thực hiện chế độ ăn chín uống sôi cho chó. Đồ ăn nên là đồ ăn nhạt để tránh kích thích hệ tiêu hóa. Cháo gạo loãng có thịt gà không có da, mỡ hoặc thịt viên nạc là tốt nhất.

Cho chó uống thêm men tiêu hóa để dạ dày ổn định hơn. Khi thấy chó chảy nước mũi quá nhiều, thở khò khè thì nên cho uống thêm acemuc hoặc bisolvo để làm long đờm.

Cần phải lưu ý vệ sinh chuồng chó hoặc khu vực nuôi nhốt chó thật sạch sẽ để ngăn chặn việc vi khuẩn có thể phát sinh thêm và tránh chúng lây lan ra các khu vực khác.

Khi bị ốm nặng chó sẽ sốt rất cao và có dấu hiệu khó thở, ho nhiều và khát nước. Những hiện tượng này thường là biến chứng sau khoảng 2 tuần sau khi chó không hồi phục trong giai đoạn ốm nhẹ.

Trong giai đoạn này chó rất dễ tử vong vì thế bạn nên đi đến bác sĩ thú y để có biện pháp điều trị hiệu quả.

Cho chó uống kháng sinh để trị viêm phế quản, viêm phổi… Có thể dùng amoxycillin hoặc zinnat với liều lượng cao khoảng 30-50mg/kg để tránh nhờn thuốc.

Bổ sung nước thường xuyên cho chó cũng là cách hạ sốt cho chó. Không cho chúng ăn nếu thấy chúng nôn mửa khi ăn. Nếu nôn cả khi uống thì nên hỏi ý kiến bác sĩ. 

Chú chó ung thư đi du lịch vòng quanh thế giới nhưng thần thái của chú mới là điều khiến dân mạng quan tâmChú chó ung thư đi du lịch vòng quanh thế giới nhưng thần thái của chú mới là điều khiến dân mạng quan tâm Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở giống chó PoodleNguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở giống chó Poodle Hầm hố là vậy nhưng giống chó Bull Pháp lại vô cùng "yếu đuối" bởi những chứng bệnh dễ mắc dưới đâyHầm hố là vậy nhưng giống chó Bull Pháp lại vô cùng 'yếu đuối' bởi những chứng bệnh dễ mắc dưới đây
chọn
Hình ảnh đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang qua cầu Xuân Cẩm vừa thông xe
Tuyến đường kết nối từ nút giao Bắc Phú, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến cầu Xuân Cẩm ở Sóc Sơn, Hà Nội dài 4,2 km vừa thông xe kỹ thuật.