Cuộc đời bất công đã không cho anh Đến và chị Loan một đôi mắt sáng, nhưng để rồi đổi lại cái duyên đã đưa họ gặp nhau rồi trở nên gắn bó với nhau khăn khít cho đến tận bây giờ. Họ tự mở một mái ấm tình thương để giúp đỡ cho những người có cuộc sống bất hạnh…
Chuyện tình cổ tích thời hiện đại
Tìm đến ấp Phú Hòa, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM nhắc đến đôi vợ chồng anh Nguyễn Văn Đến (46 tuổi, quê gốc Trà Vinh) và chị Bùi Thị Kim Loan (42 tuổi, quê gốc Khánh Hòa) thì hầu như người dân địa phương không ai không biết đến.
Ngồi suy nghĩ một hồi lâu rồi chị Loan kể, chị và anh Đến gặp nhau khoảng đầu năm 1995, khi đó chị đang đi học văn hóa. Một hôm chị đến nhà một người bạn ở gần phòng anh Đến chơi, thì bỗng dưng có một ông vé số quen biết với người bạn đó đi vào. Ông ấy nói với tôi, nhà bên cạnh có một anh thanh niên cũng bị mù lòa hát hay, đàn giỏi, cô qua mà nghe”. Thế là vì tò mò, chị cũng khấp khởi qua xem.
Vợ chồng anh Đến, chị Loan |
Cảm phục tài năng âm nhạc, sau này, thỉnh thoảng chị lại qua nhà người bạn ở gần phòng anh Đến chơi. Mỗi lần vậy, anh Đến nghe bạn nói có chị Loan bên đó lại qua ngồi, nói chuyện.
Rồi họ cảm thương nhau một cách bất ngờ, đến cuối năm đó, cả hai quyết định tiến đến hôn nhân, mặc dù gặp không ít định kiến, ngan cản từ phía gia đình nhà anh Đến.
Bước qua nhiều sự ngăn cản của gia đình, anh Đến và chị Loan đã thành vợ chồng một cách đầy quyết tâm. Cả hai gia đình đều nghèo, trong khi đó lại không được sự hỗ trợ gì của gia đình anh Đến. Sắp đến ngày cưới rồi mà chúng tôi vẫn chưa có tiền để sắm đồ. Xoay xở, vay mượn mãi, cuối cùng cũng sắm xong đồ trước ngày cưới một ngày.
Mẹ không tham gia đám cưới, anh Đến đành phải nhờ ông chú ruột lên để đại diện cho họ nhà trai phát biểu. Nhưng đến giờ, đợi mãi vẫn không thấy người chú ấy lên. Mọi người đều lúng túng thì bất ngờ một người bác họ làm nghề đạp xích lô đứng lên phát biểu…
Anh Đến là người có tài năng âm nhạc từ nhỏ |
Đến năm 1997, hai người sinh đứa con trai đầu lòng. Nhưng ngay cả khi ấy, gia đình anh Đến vẫn không thèm ngó ngàng gì hai vợ chồng. Phải đến khi sinh thằng thứ 2, một lần tôi về quê làm giấy khai sinh cho cháu, thấy tôi làm lụng, nấu ăn, quét nhà, làm mọi thứ như người bình một người bình thường, bà ấy nói với người khác, con này nó mù nhưng làm còn hơn cả người bình thường.
Mái ấm cho trẻ mồ côi
Anh Đến sinh ra trong một gia đình có 3 người con, thì tất cả đều bị tật, trong đó có hai người mù, một người bị tâm thần. Ý thức được hoàn cảnh khó khăn, éo le của gia đình, nên ngay từ khi mới hơn 10 tuổi đầu, anh đã sống tự lập.
Đến năm 13 tuổi, khi đã học xong, biết đàn biết hát thì anh theo bạn bè đi khắp các tỉnh lân cận, với ước mơ tạo dựng một sự nghiệp cho riêng mình. Nhưng rồi mãi vẫn không làm được gì, cuối cùng anh quyết định lên Sài Gòn.
Lúc mới lên, vì không có giấy tờ tùy thân, lại mù lòa nên không ai cho anh thuê nhà nên phải ngủ ở đình, ở miếu. Đến năm 1987, anh mua được một căn nhà trị giá lúc đó khoảng 1 chỉ vàng bên ven sông, bây giờ thuộc khu Rạch Cát (phường 15, quận 8, TP. HCM).
Dù khiếm thị nhưng chị Loan vẫn có thể sử dụng được nhiều loại nhạc cụ |
Ngày qua ngày lại, mỗi khi nghe tiếng đàn, những thanh niên này lại tìm đến phòng anh, ngồi nghe anh đàn, hát. Thế rồi, giữa anh và họ thân thiết nhau từ khi nào không biết. Kể về quá trình thành lập mái ấm Mây Bốn Phương, chị Loan cho biết, sau khi hai người cưới nhau, thấy anh Đến đi bán vé số vất vả quá nên chị bảo anh chuyển sang học đàn Organ, không ngờ học một tuần thì anh biết đàn.
Sau đó, hai người vượt qua bao nhiêu khó khăn, gian khổ ban đầu và mở được quán cà phê hát cho nhau nghe từ năm 2002. Mái ấm Mây Bốn Phương, hiện có diện tích hơn 1000m2, có tất cả 13 phòng, và không để trống một phòng nào, người nhỏ nhất gần 1 tuổi, người lớn nhất hơn 70 tuổi, tất cả đều có số phận không may.
Nhiều em nhỏ được vợ chồng anh Đến, chị Loan giúp đỡ |
Chị Trịnh Ngọc Lài (37 tuổi) chồng chết, gia đình nghèo, bị lao cột sống, thận...tưởng chết đi, may nhờ anh Đến chị Loan đưa đi viện chữa trị, đến nay đã về mái ấm Mây Bốn Phương ăn ở, sinh hoạt, bộc bạch: “Anh chị ấy là người tốt hiếm gặp trên đời. Nếu không có anh chị thì chắc tôi đã chết rồi. Hiện trong mái ấm, anh chị ấy nhận nuôi, dạy tất cả là 50 người tật nguyền, nhưng chính quyền chỉ cho ở hơn một nữa. Ước mơ của anh chị ấy là có thể có thêm cơ sở vật chất, để có thể cưu mang thêm những người cùng cảnh ngộ”.
Chia sẻ thâm với chúng tôi về cái tên gọi mái ấm Mây Bốn Phương, anh Đến cho biết, anh xem mỗi số phận con người có cuộc đời không may như những áng mây lẻ loi trên bầu trời và ước mơ của anh và chị là có thể tập trung tất cả những con người có số phận bất hạnh, không nơi nương tựa khắp bốn phương về một chỗ để cưu mang, đùm bọc lẫn nhau.
Khi nhắc đến vợ chồng anh Đến, chị Loan, ông Nguyễn Văn Lãm (cán bộ ấp Phú Hòa) cho biết: “ Ở địa phương hiếm có cặp vợ chồng nào được như vợ chồng anh Đến, chị Loan. Ngoài việc chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương thì họ là những tấm gương đi đầu trong ấp. Mái ấm của họ cũng là nơi cưu mang những mảnh đời bất hạnh. Bản thân tôi nhận thấy đây là đôi vợ chồng rất tốt để mọi người noi gương”.