Trẻ bị xâm hại tình dục: Còn có nhiều 'nạn nhân' khác nữa | |
Trẻ bị xâm hại tình dục: Cần một không gian sống an toàn |
Dạy trẻ cách tự ứng phó cụ thể
Bà Lê Thị Linh Trang cho rằng cần dạy trẻ phòng tránh xâm hại tình dục bằng ví dụ cụ thể. Ảnh Mai Phương |
Những ngày vừa qua, liên tiếp các vụ xâm hại, lạm dụng tình dục trẻ em được báo chí thông tin tạo sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Nhiều người cho rằng, ngoài gia đình, nhà trường chính là một mắt xích trọng giúp trẻ ý thức việc bảo vệ bản thân và tố cáo kẻ xấu khi bị xâm hại.
Theo TS Tâm lý Lê Thị Linh Trang - Trưởng khoa Đại cương (Học viện Cán bộ TPHCM), tình trạng diễn ra xâm hại, lạm dụng tình dục trẻ em đã diễn ra từ lâu. Nhưng tại Việt Nam dư luận và truyền thông chỉ thực sự quan tâm đến khi có một nghệ sĩ nổi tiếng phạm tội ấu dâm ở nước ngoài.
“Dư luận xã hội không có định hướng, mọi hoạt động đều tự phát, ngay cả việc lan truyền thông tin về các đối tượng được cho là xâm hại tình dục trẻ. Sự chủ quan, thờ ơ hay hành động không đúng cách của người lớn sẽ đem lại nguy hiểm cho trẻ. Do đó, tôi không biết dư luận sẽ “nóng” như thế này được bao nhiêu ngày ”, bà Trang nói.
Bà Trang cho biết, trong suốt ba năm qua bà đã cùng các cộng sự dạy miễn phí cho hàng nghìn trẻ em ở các trường tiểu học về “Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục”.
“Một học sinh lớp 4 hỏi tôi, nếu kẻ xấu không mang quà bánh mà tiêm thuốc mê thì con phải làm sao? Thưa cô, nếu kẻ xấu chích thuốc mê vào con chẳng lẽ con chịu thiệt thòi luôn ạ. Các bé còn đặt ra tình huống, kẻ xấu chụp, bắt và con kêu gào nhưng những người xunh quanh lại tưởng là cha mẹ con nên không để ý thì con phải làm gì?...”, cô Trang kể lại
Một tiết học 45 phút để giáo viên tương tác với trẻ, các bé tiếp thu kiến thức rất đơn giản bằng những câu chuyện cụ thể. Theo lời cô Trang, có trường hợp bé sau khi học xong về nhà nhất quyết “không là không” cho bà ngoại tắm, dù từ nhỏ đến lớn bà ngoại là người tắm cho bé. Như vậy là bé đã biết phân biệt vùng riêng tư và những đụng chạm không an toàn.
“Mặc dù là miễn phí nhưng trên địa bàn thành phố rất ít trường liên hệ để dạy cho học sinh, có nơi Ban giám hiệu nhà trường nghe đến hai chữ “tình dục” đã nghĩ chúng tôi dạy bậy bạ. Do đó, mục tiêu của tôi không chỉ dạy cho đứa trẻ biết cách để tự bảo vệ mình mà cố gắng để những người lớn có liên quan như lãnh đạo các trường hiểu đúng vấn đề. Tôi nghĩ, đây chính là phương tiện đầu tiên để dạy trẻ tự bảo vệ mình trước nạn xâm hại", cô Trang đúc rút.
Trường học là xã hội
Bà Bùi Trân Phượng cho hay, ngay cả ở trường đại học vẫn xảy ra xâm hại tình dục. Ảnh Mai Phương |
Xoay quanh vấn đề xâm hại tình dục xảy ra ở trường học, bà Bùi Trân Phượng - nguyên Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen cho biết: "Ngay cả trường đại học, việc xâm hại vẫn xảy ra và người bị xâm hại vẫn ở thế yếu tuyệt đối. Nhưng nhà trường thường không quan tâm mà lại bảo vệ giáo viên, người lớn, bảo vệ hình ảnh của trường…”
Theo bà Phượng, một trường học tử tế là phải luôn bình đẳng giữa các giáo viên, thầy trò… nhưng hiện có sự không bình đẳng. Vấn đề bất bình đẳng giới vẫn tồn tại nên nhà trường nếu không công tâm, người bị hại thường ở thế yếu.
“Sinh viên đã lớn còn chịu như vậy thì với trẻ em sẽ đau lòng đến mức nào. Trường học cũng là xã hội, người có thẩm quyền cần đứng ở thế công bằng và phải trên tinh thần “quân pháp bất vị thân”. Dù người phạm tội là ai buộc phải đưa ra ánh sáng. Tuy nhiên, những vụ việc như trên muốn có kết quả công bằng, người bị hại phải đi một chặng đường dài”, bà Phượng đưa ra ý kiến để giải quyết vấn đề xâm hại trong trường học.
Cũng đứng dưới góc độ vai trò quản lý trong nhà trường, thầy Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du, quận 10 đề nghị: “Trong các vụ xâm hại tình dục ở học đường, cơ quan điều tra cần làm rõ vấn đề đừng để dư luận bức xúc. Người dân bức xúc là nguy hiểm lắm. Ví dụ vụ xâm hại ở Vũng Tàu, có đến 8 nạn nhân mà không có câu trả lời".
Ngoài ra, thầy Phú cho rằng nhà trường phải lồng ghép những kiến thức giáo dục giới tính vào môn học. Song song đó phải tổ chức nhiều hoạt động, sân chơi bổ ích, trí tuệ cho học sinh. Ở tuổi nào học sinh cũng có thể bị xâm hại, vì vậy nhà trường phải phối hợp với gia đình tạo ra môi trường an toàn cho trẻ.
Hiện trường Nguyễn Du ngoài việc mời các chuyên gia tâm lý đến chia sẻ, nói chuyện với học sinh. Nhà trường còn thực hiện ba chuyên đề nhằm tăng cường kỹ năng sống cho học sinh, gồm giáo dục tâm lý (tình yêu- tình dục - tình bạn); chuyên đề hai là nhận thức bản thân và chuyên đề ba là giải quyết xung đột nhóm để học sinh biết cách bảo vệ mình. |
Hà Nội tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong trường học
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có Công văn chỉ đạo phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã, các trường học trực ... |
Thời sự 17:16 | 16/04/2019
Pháp luật 01:15 | 23/12/2018
Giải trí 05:08 | 05/06/2018
Thời sự 02:25 | 14/04/2017
Thời sự 02:38 | 12/04/2017
Thời sự 06:00 | 08/04/2017
Thời sự 07:33 | 07/04/2017
Thời sự 06:41 | 07/04/2017