Cảnh giác trước nguy cơ bị ung thư vú vì nâng ngực

Nâng ngực hiện đang là một trong các nhu cầu thẩm mỹ của rất nhiều chị em, đặc biệt là những người mong muốn sở hữu vòng 1 đầy đặn, quyến rũ. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng nâng ngực có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư vú.
 
canh giac truoc nguy co bi ung thu vu vi nang nguc Truyền trắng da: Coi chừng 'tiền mất tật mang’
canh giac truoc nguy co bi ung thu vu vi nang nguc Nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm khi phun xăm không an toàn
Theo thống kê của Hiệp hội phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ, năm 2016 quốc gia này có tổng số 290.467 ca phẫu thuật nâng ngực được diễn ra (tăng 4% so với năm 2015) và phẫu thuật nâng ngực đã trở thành loại phẫu thuật phổ biến nhất năm 2016 tại Mỹ.

9 trường hợp tử vong vì bị ung thư vú sau khi nâng ngực

Theo CNN, trong năm 2017 nước Mỹ đã ghi nhận 9 trường hợp phụ nữ tử vong vì bị một dạng ung thư cực hiếm liên quan đến thủ thuật nâng ngực có tên là anaplastic large cell lymphoma (ALCL).

Trên trang JAMA Oncology, các nhà khoa học Mỹ cũng cho biết, độn ngực sẽ kích thích phản ứng viêm. Bên cạnh đó, một số loại vi khuẩn bám trên bề mặt túi cấy ghép cũng góp phần gây ra nguy cơ này. Không ít trường hợp phụ nữ bị ung thư sau khi phẫu thuật nâng ngực vài tháng.

canh giac truoc nguy co bi ung thu vu vi nang nguc
(Ảnh: Infornet)

Cụ thể, số liệu trong nghiên cứu này cho thấy nâng ngực làm tăng 421 lần nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào lớn (lymphoma non-Hodgkin). Tuy nhiên, cứ 7.000 phụ nữ nâng ngực thì mới có 1 phụ nữ mắc thể ung thư này. Lí do là vì ung thư thể lymphoma rất hiếm.

Tại Mỹ, thể ung thư lymphoma non-Hodgkin chiếm 4,3% trong tổng số bệnh nhân ung thư. Còn tại Hà Lan, 82% phụ nữ bị ung thư lymphoma là những người đã từng tiến hành đặt túi nâng ngực có bề mặt nhám (dành cho những người có cơ ngực chắc khỏe).

Những biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra

1. Hoại tử mỡ

Hoại tử mỡ là biến chứng thường gặp ở những phụ nữ nâng ngực bằng phương pháp dùng mỡ tự thân. Đây là tình trạng lượng mỡ bơm vào quá nhiều so với khả năng nuôi dưỡng tại chỗ. Thông thường, với khối lượng lớn, tế bào mỡ sau khi bơm vào sẽ khó được nuôi dưỡng đầy đủ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ mỡ sống sau 3 tháng nâng ngực chỉ đạt khoảng 50 – 70%. Để lâu ngày, tình trạng hoại tử mỡ có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng.

2. Tắt tuyến sữa cho con bú

canh giac truoc nguy co bi ung thu vu vi nang nguc
(Ảnh: SvD)

Các chuyên gia cho biết, nếu nâng ngực tại các địa chỉ đảm bảo uy tín thì phụ nữ vẫn có khả năng cho con bú và nuôi con bằng sữa mẹ như những bà mẹ khác. Tuy nhiên, có một số trường hợp vì đã gây tắt tuyến sữa trong quá trình phẫu thuật nâng ngực, cho nên tuyến sữa sẽ bị cắt đứt hoặc hư hỏng. Do vậy, nếu bạn chưa có gia đình hoặc vẫn còn dự định sinh con thì cần phải bàn luận vấn đề này thật kĩ với bác sĩ trước khi tiến hành nâng ngực để không ảnh hưởng xấu đến việc nuôi con bằng sữa mẹ sau này.

3. Khó phát hiện ung thư vú

Nâng ngực cũng có thể gây cản trở cho việc phát hiện ra các triệu chứng của bệnh ung thư vú. Lí do là vì khi độn silicon, túi nước biển hay các vật liệu khác vào ngực sẽ khiến cho việc chụp Xquang, siêu âm diễn ra khó khăn hơn. Tính chính xác sẽ không đảm bảo và gây chậm trễ trong việc phát hiện các khối u gây bệnh ở vùng ngực, đặc biệt là bệnh ung thư vú.

Chỉ nên nâng ngực khi thực sự cần thiết

Theo GS.TS.BS Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình - thẩm mỹ, Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), trước khi quyết định phẫu thuật nâng ngực, chị em cần phải trả lời câu hỏi: Liệu mình có thực sự cần đi nâng ngực hay không? Nếu có thể trả lời thỏa mãn câu hỏi đó thì chị em mới nên thực hiện.

canh giac truoc nguy co bi ung thu vu vi nang nguc
(Ảnh: Nâng Ngực)

Chẳng hạn như với những trường hợp ngực bị teo nhỏ, sa trễ (bẩm sinh hoặc sau khi sinh con), hay bị phì đại thì làm đẹp vòng một là nhu cầu chính đáng. Bên cạnh đó, chị em cũng cần phải chú ý đến phương pháp thực hiện, cần được bác sĩ tư vấn kĩ càng rồi cùng đưa ra biện pháp nâng ngực tốt nhất với mình.

“Ví dụ, để điều trị dị tật, thiếu hoàn toàn ngực hay cơ ngực lớn thì phải sử dụng mỡ hoặc túi độn ngực để làm tăng thể tích. Phụ nữ sau khi sinh, hoặc ngực nhỏ bẩm sinh thì có thể dùng túi độn ngực hoặc ghép mỡ. Còn những người bị sa trễ thì có thể thực hiện phương pháp treo tuyến vú hoặc treo vú cộng với đặt túi độn ngực để cải thiện hình dáng”, giáo sư Sơn phân tích.

Cũng theo bác sĩ Sơn, việc phẫu thuật đặt túi ngực làm đẹp cần phải bảo tồn được các chức năng sinh lý tự nhiên về cảm giác cũng như hoạt động của tuyến vú. Để bảo toàn tuyến vú, túi ngực cần được đặt ở vị trí xa tuyến vú, vì nếu đặt ngay sau tuyến vú thì sẽ gây xơ hóa, ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ sau này.

canh giac truoc nguy co bi ung thu vu vi nang nguc
(Ảnh: Bệnh viện thẩm mỹ Thanh Vân)

TS.BS Nguyễn Huy Thọ, Nguyên chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình, Bênh viện TW Quân đội 108 cho rằng việc lựa chọn một địa chỉ phẫu thuật nâng ngực uy tín, chất lượng, đảm bảo an toàn cũng rất quan trọng. Tiến sĩ Thọ khuyến cáo: “Chị em không chỉ cần chọn bác sĩ có tay nghề cao mà còn phải chọn các bác sỹ có kinh nghiệm. Đó là các bác sỹ đã từng làm việc tại các bệnh viện lớn, hơn nữa cơ sở phẫu thuật mà bệnh nhân thực hiện phải có đủ trang thiết bị, có đông bác sỹ và y tá tham gia”.

Cuối cùng, để đảm bảo quá trình nâng ngực thành công và không có biến chứng trong và sau khi thực hiện, bệnh nhân phải luôn tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ.

canh giac truoc nguy co bi ung thu vu vi nang nguc Phái mạnh cũng có nguy cơ bị ung thư vú
canh giac truoc nguy co bi ung thu vu vi nang nguc Bệnh xơ nang tuyến vú gây khó khăn cho việc phát hiện ung thư vú
canh giac truoc nguy co bi ung thu vu vi nang nguc 11 loại thực phẩm người Ấn Độ thường dùng để ngăn ngừa ung thư vú
chọn
Hình ảnh cầu vượt sông Đào ở TP Nam Định đã hoàn thành hơn 56%
Dự án xây dựng cầu qua sông Đào nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi do UBND thành phố Nam Định làm chủ đầu tư khởi công ngày 15/10/2022.