Tuổi của cha có ảnh hưởng đến sức khỏe con cái. |
Eisenberg so sánh rủi ro sau sinh với việc trúng vé số. “nếu bạn mua 2 vé số thì cơ hội trúng là gấp đôi, nhưng cơ hội trúng đó vẫn rất nhỏ” để chỉ ra rằng những rủi ro trẻ sơ sinh có thể mắc phải tương đối thấp.
Eisenberg nhận thấy kết quả nghiên cứu này là nguồn thông tin hữu ích cho những ai chuẩn bị lập gia đình và phục vụ cho tuyên truyền và giáo dục. Một bài mô tả nghiên cứu của Eisenberg và Yash Khandwala được công bố trực tuyến trên tạ chí Y khoa Anh vào ngày 01/11.
Năm 2007, trong nghiên cứu của Eisenberg, con số đàn ông lớn tuổi làm cha ngày càng tăng. Trước đây, tỉ lệ làm cha trên 40 tuổi là 4%, nhưng ngày nay là 10%. Eisenberg cho biết “những thay đổi này diễn ra ở khắp mọi nơi tại Mỹ, không phân biệt chủng tộc, trình độ hay địa lý. Vì vậy, chúng ta cần hiểu rõ hơn về những hệ lụy sức khỏe đối với trẻ sơ sinh và sức khỏe sinh sản khi làm cha mẹ người đã trung niên”.
Ảnh minh họa. |
Căn cứ vào dữ liệu từ 40,5 triệu trẻ sơ sinh của trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh và Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia, nhóm nghiên cứu cùng Eisenberg phân loại theo nhóm tuổi của người cha, bao gồm dưới 25, 25-34, 35-44, 45-55 và trên 55. Họ đồng thời kiểm soát các yếu tố khác như sắc tộc, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, tiền sử hút thuốc, độ tuổi của người mẹ.
Theo dữ liệu, khi người cha đến tuổi 35 thì rủi ro khi sinh tăng nhẹ. Cứ sau mỗi năm, người đàn ông lại có thêm 2 đột biến mới trong DNA của tinh trùng. Càng về sau, rủi ro khi sinh càng sắc nét hơn. So sánh với độ tuổi 25-34, người cha trên 45 tuổi thì 14% trẻ phải nuôi trong lồng kính, 14% sinh non, 18% bị động kinh và 14% nhẹ cân. Nếu người cha trên 50 tuổi, rủi ro trẻ phải thông khí tăng thêm 10% và cần hỗ trợ chăm sóc sơ sinh tăng thêm 28%.
Eisenberg cho biết điều đáng ngạc nhiên là khi người cha ở độ tuổi càng cao thì nguy cơ người mẹ mắc bệnh tiểu đường trong thời kì mang thai càng cao. So với độ tuổi 25-34, người cha trên 45 tuổi có thể làm tăng nguy cở tiểu đường thai kỳ ở người mẹ lên đến 28%. Ông cho rằng cơ chế sinh học này chưa rõ ràng, nhưng có thể có ảnh hưởng từ nhau thai của người mẹ.
Eisenberg muốn nghiên cứu thêm nhóm dân số khác để tìm ra mối liên hệ giữa tuổi tác và rủi ro khi sinh và giải mã một số cơ chế sinh học. “đây là nghiên cứu toàn diện nhất. Chúng ta hiểu hơn về vai trò sinh học quan trọng của người cha, nhưng cũng có khả năng từ người mẹ”. Ngoài Eisenberg, còn có các nhà nghiên cứu cùng tham gia như Valerie Baker, Gary Shaw, David Stevenson và Ying Lu. Khoa Tiết niệu của Stanford hỗ trợ nghiên cứu.
XEM THÊM
Vợ chồng hiếm muộn nên thụ tinh trong ống nghiệm hay thụ tinh nhân tạo?
Các phương pháp hỗ trợ sinh sản được áp dụng phổ biến là bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI), thụ tinh trong ống ... |
Trong thời gian thụ tinh trong ống nghiệm, các cặp vợ chồng có phải kiêng gì?
Bác sĩ Nguyễn Thành Trung, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chia sẻ một số điều các cặp vợ chồng cần lưu ... |
Dấu hiệu bị vô sinh hiếm muộn ở các lứa tuổi khác nhau
Không phải ai cũng sớm nhận biết được dấu hiệu bị vô sinh hiếm muộn để kịp thời điều trị. |
Tại sao người béo dễ bị vô sinh hiếm muộn?
Theo bác sĩ chuyên khoa, có nhiều nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn mà các cặp vợ chồng không ngờ tới, trong đó có ... |
Dễ mắc ung thư và vô sinh bởi thói quen tưởng 'vô thưởng vô phạt' này
Tường chừng “vô thưởng vô phạt” song thói quen này chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về sinh sản và làm tăng nguy ... |