Chặn bụi không khí, có thể không?

Bụi mịn trong không khí đã trở thành một nỗi lo lắng của rất nhiều gia đình Hà Nội và TP.HCM.
 - Ảnh 1.

Sáng nay, theo AirVisual, không khí Hà Nội đang ô nhiễm nhất thế giới

Vài ngày gần đây, dù đang tiết thu nhưng có nhiều ngày thành phố như bị chụp trong một tấm màn bụi mờ, đục. Người dân, nhất là người già, trẻ em đã có cảm giác cay mắt, cay mũi, mặt có lớp bụi nhám, dơ bẩn, sờ thấy được khi đi ngoài đường...

Các chuyên gia về môi trường chia sẻ có nhiều nguồn gây bụi không khí, nhưng những nguồn chính là khói xe, bụi từ các công trường xây dựng đang mọc lên khắp thành phố và mùa này là khói đốt rơm rạ khi các vựa lúa vào vụ gặt.

Người Việt bắt đầu chú ý đến ô nhiễm không khí từ khoảng 4 năm trước, khi những hội thảo đầu tiên về ô nhiễm không khí và tác hại với sức khỏe được tổ chức. Và càng ngày mối quan tâm này càng trở nên bức thiết vì dường như chính quyền thành phố chưa làm gì nhiều để ngăn bụi, vấn đề thiết thân với đời sống và sức khỏe người dân.

Vì chính quyền không có động thái và cũng không hướng dẫn gì cho người dân, mỗi gia đình đành phải tìm cách riêng của mình. Có gia đình đi mua máy lọc không khí, có người tìm khẩu trang loại tốt, có người lắp đặt thiết bị đo chất lượng không khí trong nhà... 

Tất cả đều lo lắng nhưng loay hoay vì không có cơ quan chức năng nào hướng dẫn hay cảnh báo người dân. Mọi người đành phải tự hướng dẫn lẫn nhau, nhưng thế đã ổn chưa, an toàn chưa thì không ai dám chắc.

Trong các nguồn phát bụi không khí nhiều nhất, có một nguồn bụi mà chính quyền hoàn toàn có cách ngăn chặn là bụi từ các công trình xây dựng và xe chở vật liệu, đất đá, phế thải. 

Quy định đã có yêu cầu xe chở vật liệu phải che chắn để không phát sinh bụi trên đường, các công trình cũng vậy, nhưng thực tế xe chở đất đá, vật liệu chạy đầy đường không hề che chắn mà vẫn để như thế. Các công trình xây dựng cũng thường che chắn sơ sài, ảnh hưởng rất nhiều đến cư dân lân cận.

Trong cuộc khảo sát của báo giới năm 2018 tại Hàn Quốc, chính quyền thành phố Seoul cho biết khi bụi mịn (PM2.5) vượt mức 50 (trong khi Hà Nội có những thời điểm vượt con số 200) là giới chức thành phố phải họp khẩn cấp, thành phố này cũng đối phó bằng cách cung cấp vé xe buýt miễn phí, thông báo tình hình bụi không khí qua điện thoại cho dân chúng để cảnh báo người già, trẻ em hạn chế ra đường, ngưng các trận đấu thể thao, thậm chí đóng cửa trường học.

Người dân hiện đang rất lo lắng về bụi không khí, nhưng cơ quan chức năng vẫn đang ở đâu đó, rất xa mối lo này...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.