Chàng điều dưỡng chuyển giới: ‘Mình không bình thường thì cần chứng minh đặc biệt’

Chàng điều dưỡng chuyển giới sinh năm 1992 đã xóa đi mọi dị nghị của đồng nghiệp những ngày đầu đi làm thay bằng hình ảnh của một điều dưỡng tận tâm, hết mình.

Bất chấp những lời bàn ra tán vào sau lưng, bất chấp những ánh nhìn dị nghị từ một số đồng nghiệp thời gian đầu, chàng trai chuyển giới Nguyễn Huỳnh Hoàng Luân (SN 1992, Bình Định, hiện làm tại TP Hồ Chí Minh) vẫn cần mẫn chăm sóc từng bệnh nhân. Với anh, ánh mắt, nụ cười rạng rỡ khi vượt qua đau đớn bệnh tật, cửa ải tử thần của bệnh nhân là niềm hạnh phúc lớn nhất và cũng là động lực để anh tiếp tục con đường làm nghề cứu đời.

chang dieu duong chuyen gioi minh khong binh thuong thi can chung minh dac biet
Nguyễn Huỳnh Hoàng Luân, hiện là điều dưỡng viên.

Bén duyên tình cờ với nghề y

Ngay từ khi còn nhỏ, Luân đã ý thức được mình là chàng trai sinh nhầm trong lốt vỏ con gái. Bước chân vào con đường đại học, Luân càng cố gắng hết mình để chứng tỏ bản thân. Thời điểm ấy, Luân chưa tiêm hoóc môn, lại có tính cách và dáng đi giống con trai, nên hay bị bạn bè trêu chọc là les. Song, cậu bạn chỉ cười trước lời trêu chọc ấy và tập trung vào việc học.

Với vai trò là cán bộ lớp, thường xuyên đứng ra tổ chức các hoạt động, liên lạc với các thầy cô, Luân luôn tâm niệm: “Cần làm tốt vai trò của mình hơn là quan tâm đến lời trêu chọc”. Thế rồi dần dần, các bạn trong lớp cũng có thiện cảm với cán bộ "đặc biệt" đó.

chang dieu duong chuyen gioi minh khong binh thuong thi can chung minh dac biet
Luân luôn cố gắng trong học tập để chứng tỏ bản thân.

Sau 3 năm theo đuổi học kinh tế, năm 2013, Luân quyết định chuyển sang học điều dưỡng. Nguyên nhân khiến chàng trai này đến với ngành y đó là: “Lúc ấy, Luân muốn sang nước ngoài cùng gia đình. Thế nhưng, Luân sang đúng thời điểm dịch Ebola bùng phát nên Lãnh sự quán yêu cầu phải có bằng điều dưỡng. Tuy nhiên, sau khi học xong thì do điều kiện cá nhân, Luân đã quyết định không sang.”

Đặc biệt, 6 tháng thực tập tại khoa truyền nhiễm của bệnh viện thuộc Sở y tế TP Hồ Chí Minh, Luân nhận ra đây chính là con đường mình nên đi. “Mỗi ngày, cảm xúc được chứng kiến từng nụ cười bệnh nhân khiến Luân càng cảm thấy hạnh phúc dù đây là con đường chẳng dễ dàng, lắm chông gai.”- Luân chia sẻ.

Vượt qua dị nghị, chứng tỏ bản thân

Để đặt chân vào môi trường làm việc, những thành viên trong cộng đồng LGBT phải gạt qua mọi sự dị nghị, kỳ thị. Và ngay cả trong lúc làm việc, muốn chứng tỏ được bản thân mình, họ tự tâm niệm cần cố gắng làm tốt nhất tất cả. Bởi lẽ, nếu không, họ sẽ bị gạt phăng ra khỏi cuộc chơi tự mưu sinh cũng như hòa nhập với cộng đồng.

Với Hoàng Luân cũng vậy, những tháng ngày đầu tiên bước chân vào thực tập bệnh viện, cậu gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt ánh mắt lạ lẫm của các đồng nghiệp. Song, gạt đi tất cả “vì suy nghĩ nhiều chỉ thêm buồn”, Luân dành thời gian để lắng nghe và học hỏi tay nghề. Đối với bệnh nhân, Luân quan tâm và chăm sóc như người nhà. “Vì họ bị bệnh nên họ cần được quan tâm, động viên tinh thần để nhanh khỏi”.

chang dieu duong chuyen gioi minh khong binh thuong thi can chung minh dac biet
Luân dự định sẽ phẫu thuật chuyển giới sau khi có đủ điều kiện kinh tế.

Sự quan tâm, niềm nở của Luân khiến những người bệnh cảm thấy yên lòng. “Mình ở đây một thời gian luôn được bệnh nhân gọi. Mọi người thường gọi mình là Đô rê mon, hay Nô bi ta. Lúc tiêm, Luân trò chuyện làm bệnh nhân quên đi phần nào cái đau, nên họ rất mến. Lúc họ lên cơn, người nhà lại gọi Luân xuống giúp, một mực phải kêu Luân.” Sự tín nhiệm của bệnh nhân khiến Luân nhận được nhiều cái nhìn thân thiện hơn từ những đồng nghiệp".

Tuy nhiên, có một lần, Luân gặp phải sự cố hi hữu. Luân kể: “Lần ấy, một cụ già hơn 80 tuổi gọi Luân vào hỏi mình là con trai hay con gái. Sau khi Luân trả lời mình là con trai, cụ tỏ ra khó chịu và không hài lòng. Cụ không đồng ý cho mình hỗ trợ điều trị. Đó là lần khiến mình cảm thấy rất buồn. Nhưng các đồng nghiệp và bệnh nhân khác động viên là do cụ già, bệnh tật nên hơi khó tính”.

Còn trong mối quan hệ đồng nghiệp, Luân xác định bỏ ngoài tai mọi thứ, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Trong thâm tâm, Luân suy nghĩ rõ ràng: “Trong công việc, sự ganh đua, cạnh tranh ở đâu cũng có, huống chi giới tính mình như vậy sẽ dễ bị đưa ra bàn tán và bị dìm xuống. Nhưng nếu mình cố gắng sống tốt, tận tâm vì bệnh nhân của mình, cho người ta biết mình dù "không bình thường" như họ nhưng mình là một người đặc biệt. Mình đối xử tốt với mọi người xung quanh, học tập tích cực, tay nghề thật giỏi tự khắc họ sẽ tự nhận ra suy nghĩ sai lầm của họ".

chang dieu duong chuyen gioi minh khong binh thuong thi can chung minh dac biet
Luân tự chứng tỏ bản thân với những đồng nghiệp.

Kết thúc những tháng ngày thực tập, Luân nhận được lời đánh giá cao từ khoa và bệnh viện. Những người đồng nghiệp cũng có ánh nhìn thân thiện và mỉm cười nhiều hơn với Luân. Tất cả là sự cố gắng không ngừng của chàng trai 25 tuổi tràn đầy nhiệt huyết. Đúng như câu nói khẳng định của Luân: "Trước khi nhìn vào giới tính để phán xét năng lực của tôi, hãy chuyện trò với những bệnh nhân từng được tôi chăm sóc. Tôi tin rằng khả năng chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng không bao giờ phụ thuộc vào giới tính mà chỉ phụ thuộc vào duy nhất một thứ: cái tâm cùng y đức của người làm nghề."

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.