Tìm thấy thi thể nghi là phượt thủ mất tích ở Tà Năng - Phan Dũng sau 9 ngày mất tích |
Người du ngoạn không những khám phá cảnh đẹp núi rừng hùng vĩ, mà còn có dịp thử sức chinh phục những ngọn đồi cao và đường rừng đầy mạo hiểm dài hơn 22 km nối hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. |
Cung đường Tà Năng - Phan Dũng bắt đầu từ thôn MaKir, xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Trước đây, Tà Năng bao gồm cả xã Đa Quyn (mới tách sau này), nên cung đường rừng vẫn dùng tên địa danh cũ. |
Người dân bản địa là đồng bào Chu Ru, có phong tục và ngôn ngữ rất gần với người Raglai ở Bình Thuận. |
Mùa mưa, đường vào vùng giáp ranh khá hiểm trở. Trong ảnh, xe máy của người địa phương bị mắc kẹt khi qua chiếc cầu làm bằng cây gỗ sơ sài |
Đến đoạn xe máy không thể đi được cũng là lúc dân phượt bắt đầu đi bộ. Quãng đường chinh phục từ bìa rừng Tà Năng qua đoạn cuối rừng Phan Dũng dài hơn 22 km. |
Nếu không có người bản địa dẫn đường, khách du ngoạn rất dễ bị lạc bởi trong rừng có nhiều lối mòn rẽ về nhiều hướng khác nhau. |
Ngọn đồi đầu tiên nơi khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. |
Đây là lối mòn (đường bo) dẫn khách phượt về hướng rừng Phan Dũng, huyện Tuy Phong. |
Băng qua những ngọn đồi cao, du khách thích thú hòa mình trong cảnh đẹp thiên nhiên. |
Con đường dẫn lên đồi thông nên thơ, xa xa là cảnh núi non trùng trùng trùng điệp điệp. |
Dưới chân đồi có những con suối nhỏ, nước chảy róc rách. Dân phượt có thể sử dụng nguồn nước sạch này để nấu ăn trên hành trình dài ngày. |
Trên những đoạn đường rừng hiểm trở, người lạ rất dễ bị mất phương hướng. Tháng 5 vừa qua, phượt thủ Thi An Kiện (TP.HCM) bị lạc đường và tử vong ở khu vực chân núi Kích phía trước. |
Ngọn đồi cỏ tranh, vào mùa mưa bao phủ một màu xanh tươi tốt. |
Các đỉnh đồi lún phún cỏ là nơi khách phượt thường chọn dừng chân, cắm lều nghỉ ngơi và cả ngủ qua đêm để đón bình minh. |
Bữa cơm đạm bạc dọc đường của nhóm khám phá cung đường Tà Năng - Phan Dũng vào trưa 29/6/2018. |
Đồi Lính, còn gọi là đồi Trọc, là ngọn đồi cao nhất và đẹp nhất trên cung đường này. |
Vào mùa này, trên núi cao thường có mưa. Người đi phượt vất vả hơn, nhưng được cảm nhận cái lạnh của mưa rừng. |
Cảm giác phấn chấn của một nữ phượt thủ khi chinh phục ngọn đồi cao nhất trên hành trình này. |
Từ đồi Lính về trung tâm xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong phải mất đến hơn 16 km đường rừng. |
Do vậy, dân phượt ít nhất phải có một đêm ngủ lại giữa rừng. Sáng hôm sau mới có thể tiếp tục hành trình. |
Trên hành trình về xuôi, du khách được hòa mình giữa những tán rừng tự nhiên trong lành xanh mát thuộc địa bàn huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. |
#TÀ NĂNG - PHAN DŨNG
'Siết' cung đường phượt đặc biệt nguy hiểm Tà Năng - Phan Dũng
Mới đây, Sở VH-TT&DL Lâm Đồng đã đạt được thỏa thuận với Sở VH-TT&DL Bình Thuận về việc thống nhất kiểm soát cung đường “phượt” ... |
Một tháng sau vụ phượt thủ mất tích: Bài học kinh nghiệm cho những ai đam mê trekking
Tà Năng - Phan Dũng là cung đường đẹp nhất Việt Nam, được nhiều phượt thủ lựa chọn chinh phục vào nhiều năm trở lại ... |
Ngày thứ 8 tìm kiếm phượt thủ mất tích ở Tà Năng - Phan Dũng: Không thôi hi vọng!
Đã 8 ngày kể từ ngày nam phượt thủ Thi An Kiện mất tích (12/5), nhiều người dân địa phương, các nhóm tìm kiếm đã ... |