Ông chủ Keangnam Landmark 72 đang làm ăn ra sao?

Khu phức hợp Keangnam Landmark 72 được AON plc mua lại từ năm 2015. AON là tập đoàn hoạt động chính trong mảng bảo hiểm, tư vấn và quản lý rủi ro, hiện đang niêm yết trên sàn NYSE. Quý II vừa qua, AON ghi nhận doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt là 3,76 tỷ USD và 624 triệu USD.

Tòa nhà Landmark 72. (Ảnh: Hoàng Huy).

Năm 2012, SM Keangnam Enterprises - một công ty xây dựng Hàn Quốc đã xây dựng khu phức hợp ba tòa nhà với tổng diện tích sàn 608.946 m2 tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), bao gồm hai tòa tháp đôi Keangnam cao 48 tầng và tòa nhà Landmark 72. 

Đến năm 2015, Tập đoàn AON plc đã cạnh tranh với hai nhà đầu tư khác là Goldman Sachs (một ngân hàng đầu tư ở Mỹ) và quỹ đầu tư quốc gia Qatar Investment Authority (QIA) và dành quyền mua lại thành công khu phức hợp Keangnam Landmark 72 với giá 454 tỷ won.

Landmark 72 từng là tòa nhà cao nhất Việt Nam cho đến khi Vingroup xây dựng tòa nhà Landmark 81 (cao 461 m) vào năm 2018.

Không chỉ là toà nhà cao nhất Hà Nội, giá thuê văn phòng tại Landmark 72 cũng nằm trong top đắt đỏ bậc nhất Thủ đô với 36 USD/m2/tháng, chưa kèm phí dịch vụ 6,8 USD/m2, theo báo cáo của Avision Young Việt Nam. Tính đến cuối 2023, tỷ lệ lấp đầy văn phòng lại tòa nhà này là 98%.

Về AON plc, đây là là tập đoàn cung cấp dịch vụ tư vấn và quản lý rủi ro toàn cầu, trụ sở chính đặt tại London (Anh). Các mảng hoạt động của AON liên quan đến bảo hiểm và tái bảo hiểm, quản lý rủi ro, tư vấn nhân sự...

Hiện AON đang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) với mã giao dịch là AON.

Báo cáo tài chính quý II/2024 của AON cho thấy, trong quý vừa qua doanh nghiệp ghi nhận tổng doanh thu 3,76 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ 2023. Mức tăng trưởng này chủ yếu đến từ thương vụ mua lại NFP (một công ty quản lý tài sản được định giá 13 tỷ USD) hồi tháng 4.

Tuy nhiên, việc sáp nhập NFP thành công ty con cũng kéo theo chi phí hoạt động của AON tăng 33% so với cùng kỳ lên 3,1 tỷ USD. Các chi phí liên quan đến tái cơ cấu và đầu tư dài hạn cũng ghi nhận gia tăng.

Kết quả, AON lãi ròng 524 triệu USD, giảm 6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lãi ròng sau điều chỉnh của doanh nghiệp lại ghi nhận 624 triệu USD, tăng 9%. 

AON plc đang muốn bán khu phức hợpn Keangnam Landmark 72

Hankyung dẫn nguồn tin từ ngân hàng đầu tư tại Seoul cho biết AON plc đang đàm phán với các nhà đầu tư tiềm năng để bán toàn bộ cổ phần tại dự án ở Nam Từ Liêm với giá hơn 1.000 tỷ won (748,5 triệu USD). 

Một số nhà quản lý quỹ bất động sản và hạ tầng đang xem xét việc mua lại, trong đó có Mirae Asset Securities (Hàn Quốc). Mirae Asset từng tham gia vào thương vụ mua lại Keangnam Landmark 72 vào năm 2015.

Cụ thể, đơn vị này đã mua khoản nợ 300 tỷ won có tài sản bảo đảm cao cấp và mua 100 tỷ won trái phiếu chuyển đổi (CBs) trong tài sản này. Khối nợ 300 tỷ won sau đó đã được bán, còn Mirae Asset hiện vẫn nắm giữ 100 tỷ won trái phiếu và đang xem xét việc chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. 

Không chỉ là toà nhà cao nhất Hà Nội, giá thuê văn phòng tại Landmark 72 cũng nằm trong top đắt đỏ bậc nhất Thủ đô với 36 USD/m2/tháng, chưa kèm phí dịch vụ 6,8 USD/m2, theo báo cáo của Avision Young Việt Nam. Tính đến cuối 2023, tỷ lệ lấp đầy văn phòng lại tòa nhà này là 98%. 

chọn
Ông chủ Keangnam Landmark 72 đang làm ăn ra sao?
Khu phức hợp Keangnam Landmark 72 được AON plc mua lại từ năm 2015. AON là tập đoàn hoạt động chính trong mảng bảo hiểm, tư vấn và quản lý rủi ro, hiện đang niêm yết trên sàn NYSE. Quý II vừa qua, AON ghi nhận doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt là 3,76 tỷ USD và 624 triệu USD.