Chương trình kích hoạt não giữa làm giới giáo dục châu Á 'nổi sóng'

Các khóa học "kích hoạt não giữa" từng xuất hiện ở nhiều nước châu Á, với cam kết cải thiện sự tập trung, trí nhớ, thậm chí giúp trẻ thực hiện những nhiệm vụ bất khả thi. 
chuong trinh kich hoat nao giua lam gioi giao duc chau a noi song Trò bịp trong khoá học bịt mắt đọc sách ở Ấn Độ
chuong trinh kich hoat nao giua lam gioi giao duc chau a noi song Cảnh báo nguy cơ 'tự mở cánh cửa vào trại tâm thần' khi kích bán cầu não cho trẻ

Các cơ sở đào tạo cho biết chương trình huấn luyện sẽ "đánh thức" não giữa thông qua các bài tập cụ thể. Phương pháp này được cho là sẽ giúp cân bằng hai bên bán cầu não trái và phải, hình thành và phát tiển tiềm năng ở trẻ.

Theo các cơ sở này, sau khi tham gia chương trình học, trẻ có thể xác định màu sắc, con số, xếp rubik, thậm chí là đọc sách ngay cả khi bịt mắt hoàn toàn. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học giáo dục và chuyên gia nhận định phương pháp trên chưa được thừa nhận về tính khoa học.

chuong trinh kich hoat nao giua lam gioi giao duc chau a noi song Tận mục lò 'kích hoạt não giữa', 'đánh thức thiên tài'
chuong trinh kich hoat nao giua lam gioi giao duc chau a noi song Bộ Giáo dục và Đào tạo: Lớp học 'Kích hoạt não' rất nguy hiểm cho trẻ em

Indonesia: Chuyên gia lo ngại tác dụng ngược

Jakarta Globe cho hay, khoá học kích não giữa tại Indonesia do tổ chức Genius Mind Consultancy (GMC) cung cấp. Trong chương trình đào tạo kéo dài ngày, trẻ được hướng dẫn thực hiện các hoạt động thường nhật khi mắt bị bịt kín.

Theo quảng cáo, khóa học này sẽ giúp kích thích cả hai bán cầu não, nâng cao khả năng tư duy, suy luận logic, nghệ thuật và vận động; tăng sự tập trung, nhận biết đồ vật, thậm chí giúp trẻ đọc sách mà không cần mở mắt.

Theo một số giáo viên ở GMC, trẻ còn có thể phát triển khả năng dự đoán sự việc trong tương lai.

Chỉ vài tháng sau khi xuất hiện hồi giữa năm 2000, khoá học đặc biệt thu hút hàng nghìn trẻ em khắp Indonesia đăng ký. Thông tin trẻ em có thể đọc vanh vách một đoạn văn trong cuốn sách khi bịt kín mắt, thậm chí đọc được cả ngôn ngữ chưa từng học cũng xuất hiện trên Internet.

Chi phí học cho mỗi trẻ là 400 USD, song phụ huynh không được phép tham dự lớp học vì lý do bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

chuong trinh kich hoat nao giua lam gioi giao duc chau a noi song
Trong chương trình của GMC, trẻ được bịt mắt và hướng dẫn tham gia các hoạt động thường nhật. Ảnh: indonesiagmc.blogspot.com

Làn sóng đào tạo trẻ thiên tài khiến nhiều chuyên gia Indonesia lo ngại, theo Jakarta Globe. Các nhà giáo dục khuyến cáo phụ huynh cẩn trọng, bởi phương pháp kích não chưa từng xuất hiện trong tài liệu khoa học chính thống.

"Các nghiên cứu sâu hơn về 'phát minh' này cần phải tiến hành", chuyên gia giáo dục Arief Rachman, người đứng đầu văn phòng UNESCO tại Indonesia, cảnh báo. Rachman cho rằng GMC áp dụng phương pháp chưa được chứng minh trên cơ sở khoa học, đồng thời kêu gọi giới chức thận trọng trong việc giới thiệu nó tại trường học.

Trong khi đó, nhà tâm lý học trẻ em Ery Soekresno nhận định, phương pháp kích não giữa tiềm ẩn nhiều nguy cơ, bởi trẻ buộc phải theo một chương trình học "khủng" chỉ để đổi lại một kết quả chóng vánh. Điều này ắt sẽ gây tác dụng ngược với trẻ.

"Kích não giữa đòi hỏi trẻ cảm nhận một vật thể khi không nhận biết sâu sắc đó là gì. Từ đó, trẻ có khuynh hướng tìm hiểu sự vật qua loa và học không sâu", bà Soekresno lo ngại.

Singapore: Phương pháp "bí ẩn" gây tranh cãi

Ngoài lớp phụ đạo toán hay ngoại ngữ, phụ huynh Singapore còn tìm đến trung tâm đào tạo phát triển trí não cho trẻ. Tại Trung tâm Phát triển Trí não Singapore (Singapore Brain Development Centre), giáo viên sử dụng board game (cờ bàn) và một số trò chơi khác trong chương trình huấn luyện giúp não bộ tiếp thu nhanh hơn và dễ dàng hơn.

BrainFit Studio áp dụng chương trình máy tính và hoạt động thể chất để cải thiện khả năng tập trung ở trẻ, cùng kỹ năng về xử lý hình ảnh, âm thanh, phối hợp vận động. Học phí mỗi chương trình có thể dao động từ 1.000 - 1.000 USD, kéo dài 2 tháng-2 năm.

Bên cạnh đó, theo The Sunday Times, khoá học kích não giữa gia nhập "thị trường" rèn luyện trí não vào giữa năm 2010, do Genius Mind Academy (GMA), công ty con của GMC tổ chức.

Không sử dụng board game (cờ bàn), đồ chơi, chương trình vi tính, GMA giới thiệu phương pháp "kích não giữa" bằng âm thanh lớn. Các khoá học với mức phí hơn 1.000USD/em kéo dài trong 2 ngày với số lượng dao động từ 25-45 em/lớp.

chuong trinh kich hoat nao giua lam gioi giao duc chau a noi song
Một hoạt động do GMA tổ chức. Ảnh: Facebook GMA

GMA cho biết khóa học kích hoạt não giữa sẽ cải thiện trí nhớ, sự tập trung, cân bằng hormone nhờ phương pháp "phát triển não bộ đột phá". Chương trình cũng khẳng định giúp trẻ mắc chứng tự kỷ và gặp rối loạn tăng vận động giảm chú ý phát triển sự tập trung và điềm tĩnh hơn. Trẻ cũng có thể đọc sách khi bịt mắt.

Heathxchange cho hay, não giữa hoạt động giống như một hệ thống chuyển tiếp mang hình ảnh và âm thanh tới não trái và não phải. Tuy nhiên, phương pháp mà GMA áp dụng đang gây nhiều tranh cãi.

Phó giáo sư Ong Hian Tat, cố vấn cao cấp về thần kinh và phát triển nhi khoa tại Bệnh viện Đại học quốc gia Singapore, nhận định hiệu quả của khoá đào tạo chưa được kiểm chứng về mặt y khoa. Bên cạnh đó, việc não bộ được kích thích bằng sóng âm là điều hoàn toàn tự nhiên.

"Bất cứ khi nào sóng âm đi qua, não giữa sẽ được kính hoạt. Não giữa giống như con đường để sóng âm đi tới não. Nếu không có âm thanh, não giữa sẽ không kích hoạt", ông Tat nói. Chuyên gia này lo ngại trẻ sẽ chịu tác dụng phụ nguy hiểm khi tiếp xúc các âm thanh lớn, trừ khi các thử nghiệm được thực hiện.

Tuy nhiên, trưởng điều hành GMA, Yao Shih Lien, từ chối cung cấp thông tin chi tiết về phần mềm chương trình mà tổ chức sử dụng để tạo âm thanh. Ông Lien cho hay chương trình phức tạp này được dày công chuẩn bị, nhưng một khi bị đánh cắp, người khác sẽ dễ dàng tạo ra chương trình tương tự.

Liên chỉ tiết lộ trẻ tham gia khoá học sẽ được hướng dẫn chơi các trò chơi, hát và xem video vui nhộn. Điều đó sẽ tạo môi trường thoải mái để thư giãn và tiếp nhận âm thanh. Dù vậy, ông này không thể lý giải phản ứng của trẻ sau khi não được "kích hoạt" theo quảng cáo.

"Tôi không thể giải thích một cách khoa học, đây là điều bí ẩn. Cái chúng tôi đang thực hiện là một cách thức được thiết kế kỹ lưỡng và ổn định nhằm kích thích trí não trẻ", ông nói.

Jayasree Pillai, 46 tuổi, đăng ký cho con trai 8 tuổi tham gia khóa học và trở thành đại sứ giới thiệu cộng tác cho trung tâm. Trung tâm GMA có khoảng 150 đại sứ như Pillai. Họ nhận hoa hồng tương đương 12% học phí trên mỗi học viên đăng ký.

Pillal cho biết con trai cô không những có khả năng đọc sách khi bịt mắt mà còn thay đổi cả về tính cách. "Thằng bé có cách nói chuyện trực tiếp hơn, không còn hành xử trẻ con như trước và làm bài tập về nhà nhanh hơn", Pillai nói.

Theo Healthxchange, phương pháp "kích não" do David Ting, người đứng đầu GMC xây dựng. Ông Ting là tiến sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh người Malaysia và từng điều hành trung tâm chăm sóc trẻ em 20 năm.

Các khoá học của GMC còn được triển khai tại Hong Kong, Australia, Đài Loan và chỉ tiếp nhận trẻ từ 5-12 tuổi bởi đây được coi là lứa tuổi lý tưởng. Trẻ trên 15 tuổi cần được phỏng vấn để kiểm tra sự phù hợp với chương trình.

Ấn Độ: "trò mê tín núp bóng khoa học"

chuong trinh kich hoat nao giua lam gioi giao duc chau a noi song
Một em nhỏ tham gia buổi thách thức do Chủ tịch Hiệp hội duy lý Ấn Độ Narendra Nayak tổ chức hồi tháng 4/2015. Ảnh: nirmukta

Chương trình "kích não giữa" nở rộ tại Ấn Độ vào năm 2015, theo ghi nhận của Hindu Times. Chương trình đào tạo đặc biệt được quảng cáo sẽ giúp trẻ phát triển "con mắt thứ ba", dễ dàng thực hiện sinh hoạt thường ngày hoặc thậm chí đọc sách mà không cần mở mắt.

Hiệp hội những nhà duy lý Ấn Độ đã yêu cầu chứng minh hiệu quả từ phương pháp này và trò bịp được vạch trần vào đầu năm 2016 trong một sự kiện ở thành phố Hyderabad. Các em nhỏ bịt kín mắt được cho là chỉ cần "ngửi" và sờ chữ là có thể đọc nội dung. Song, sau khi nội dung bị che kín, trẻ không thể đọc như trước.

Sau kiểm tra, các chuyên gia cho biết trẻ tham gia khóa học và cả phụ huynh đều bị lừa. Tệ hơn, những đứa trẻ có thể trở thành phương tiện để nhiều trung tâm lừa gạt nhiều gia đình khác. Một ảo thuật gia lý giải, khi được thuyết phục có khả năng đặc biệt, trẻ cũng có thể chịu ảnh hưởng tâm lý.

Theo Times of India, các chuyên gia về giáo dục trẻ em ra thông cáo khẳng định rằng trí thông minh của trẻ không thể tăng lên nhờ phương pháp huấn luyện. Trong khi đó, các tổ chức đào tạo kích não giữa tuyên bố điều ngược lại.

Avinash Patil, người đứng đầu tổ chức phản đối các hoạt động mê tín dị đoan của Ấn Độ (MANS), cho biết họ đã phản đối chương trình kích não giữa tại nhiều thành phố và một số cơ sở buộc phải đóng cửa.

"Đây là một hình thức mê tín núp bóng khoa học. Chúng tôi phải đấu tranh phản đối để cứu những đứa trẻ và phụ huynh trước hành vi gian lận hòng kiếm tiền bằng cách lừa gạt", Patil nói.

chuong trinh kich hoat nao giua lam gioi giao duc chau a noi song Trò bịp trong khoá học bịt mắt đọc sách ở Ấn Độ
chuong trinh kich hoat nao giua lam gioi giao duc chau a noi song
Hoạt động trong một chương trình đào tạo kích não giữa của Midbrain Master Training Center năm 2012. Ảnh: midbrainactivationinfo.com

Malaysia - "cha đẻ" của MBM Việt Nam khẳng định giúp 80% trẻ thành... thiên tài

Tại Malaysia, khoá học được MBM Midbrain Master Training Center, thành lập năm 2009, tổ chức. Trên trang web, trung tâm này khẳng định phương pháp kích não giữa thực hiện bằng huấn luyện bịt mắt sẽ giúp 80% trẻ em trở thành "thiên tài".

MBM Midbrain Master Training Center nhượng quyền cho đối tác ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Singapore, Canada, Đài Loan, Ấn Độ, Oman, Algeria, Qatar, Thái Lan và Việt Nam.

chọn
Keangnam Landmark 72 sắp đổi chủ?
Tập đoàn AON plc - chủ tòa nhà Landmark 72 và tòa tháp đôi Keangam đang muốn bán toàn bộ cổ phần tại khu phức hợp này với giá hơn 1.000 tỷ won.