Chuyện người mẹ chuyển giới và đứa con gái 12 tuổi

Trở về Việt Nam sau một khoảng thời gian dài định cư tại Úc, chị Mia Nguyễn cùng chồng đã quyết định chào đón một đứa con nuôi. Cùng lắng nghe câu chuyện của chị với đứa con gái nhỏ trong ngày Gia đình Việt Nam.
chuyen nguoi me chuyen gioi va dua con gai 12 tuoi Xúc động bộ ảnh 'khi ba ta về chung một nhà' của chàng chuyển giới trong ngày Gia đình Việt Nam
chuyen nguoi me chuyen gioi va dua con gai 12 tuoi Hotgirl chuyển giới Đồng Tháp trải lòng về giấc mơ gia đình

Tên tôi là Mia Nguyễn, hiện đang sinh sống tại Việt Nam. Con gái tôi Serena Vy Nguyễn, 12 tuổi. Bé sinh ra ở một gia đình có cả Ba và Mẹ. Khi lên 3 tuổi vì môt lý do nào đó Ba Mẹ bé chia tay. Sau đó Serena về sống với bà nội và được tôi và chồng tôi nhận nuôi. Tôi yêu quí bé như con ruột của mình. Chúng tôi gọi đó là gia đình.

Chính tình yêu thương đã làm chúng tôi hiểu và gắn bó nhau hơn, con gái tôi được trưởng thành trong vòng tay ấm áp cùng sự dạy dỗ và bảo vệ của hai vợ chồng. Chỉ duy nhất một điều đặc biệt: tôi là người chuyển giới. Và đây là cuộc trò chuyện giữa chúng tôi.

chuyen nguoi me chuyen gioi va dua con gai 12 tuoi
Ảnh minh họa. (Ảnh: Family event).

Trước đây con nghĩ thế nào về một gia đình hiện đại với hai người Ba và hai người Mẹ hoặc Mẹ Ba con là người chuyển giới?

Con đã từng nghĩ kiểu gia đình như vậy sẽ không tồn tại, vì hầu hết các bạn khác điều có Ba và Mẹ. Các bạn sẽ bị trêu chọc và xa lánh. Con từng nhìn thấy một bạn nam bị trêu chọc trong lớp vì giống con gái.

Bây giờ, khi con về sống với Ba và Mẹ, con cảm thấy thế nào?

Con thấy mình may mắn được nuôi dưỡng, giáo dục và được sống trong một gia đình tràn đầy yêu thương của Ba Mẹ. Con yêu sự khác biệt của gia đình mình.

chuyen nguoi me chuyen gioi va dua con gai 12 tuoi
Gia đình hạnh phúc của chàng trai chuyển giới. (Ảnh: NVCC)

Nếu các bạn hỏi về gia đình mình, con trả lời như thế nào?

Con sẽ chỉ chia sẻ với những bạn thân của mình, vì con không muốn các bạn khác nghĩ sai về Mẹ. Con luôn tự hào vì được Ba Mẹ ở bên cạnh chăm sóc .

Vậy con nghĩ trẻ em có Ba Mẹ cùng giới tính hoặc chuyển giới có phát triển tốt không?

Nếu Ba Mẹ hoàn thành tốt trách nhiệm thương yêu, chăm sóc con của mình thì đứa con sẽ phát triển tốt. Bản thân con luôn được Mẹ yêu thương, quan tâm và Ba và Mẹ luôn là những hình mẫu mà con hướng tới.

Nếu như có một cơ hội để nói cho mọi người biết và hiểu về gia đình mình, con sẽ nói gì?

Mọi người không nên kì thị Ba Mẹ con, vì Ba Mẹ nhận nuôi con là vì tình yêu. Nếu kì thị hoặc phân biệt đối xử sẽ làm tổn thương đến con.

Vậy con nói gì với các ban có gia đình đặc biệt như con?

Đừng nên cảm thấy xấu hổ vì đó là gia đình của mình, và con sẽ kể với các bạn nghe về gia đình chúng ta.

Cảm ơn con!

Vai trò của Ba Mẹ là LGBT trong cấu trúc gia đình

Theo khảo sát của cơ quan Dân Số, Xã Hội chung của Mỹ năm 2010, thì khoảng 37% cặp đôi đồng tính có con, và tỉ lệ này là 38% trong cộng đồng người chuyển giới. Nghĩa là 3 trong số 1000 trẻ em Mỹ lớn lên trong gia đình có Ba hoặc Mẹ là người LGBT. Tỉ lệ nhận con nuôi ở người LGBT là 13% so với chỉ 3% ở cặp đôi dị tính. Hiện tai, Việt Nam đang trong quá trình hôi nhập và phát triển.

Công nghệ thông tin và cơn bão “toàn cầu hóa” đã làm thay đổi cấu trúc của xã hôi, mà đặc biệt là chức năng, kiểu mẫu của gia đình. Gia đình hiện đại xuất hiện, các cấu trúc cơ bản của một gia đình và những thành viên trong đó có sự khác biệt với một gia đình truyền thống, ví dụ như: gia đình chỉ có ông bà và những đứa cháu, hay gia đình chỉ có hai vợ chồng, gia đình chỉ có Ba hoặc Mẹ; gia đình có hai người Ba hoặc hai người Me, hay Mẹ hoặc Ba là người chuyển giới.

Xã hội, gia đình, nhà trường sẽ nhìn nhận sự thay đổi này theo chiều hướng nào? Điều này có ảnh hưởng đến sự trưởng thành của một đứa trẻ hay không?

Tình yêu là dành cho tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, màu da, sắc tộc, tôn giáo. Trẻ em lớn lên trong gia đình đồng tính hoặc có Ba và Mẹ là người chuyển giới điều có quyền được sống, được yêu thương, tôn trọng và bảo vệ như tất cả trẻ em trên thế giới. Khi tình yêu vượt qua được những rào cản của định kiến, thì lớn hơn cả tình yêu đó là tính nhân văn giữa người và người. Trẻ em cần được nuôi dưỡng và bảo vệ không chỉ trong gia đình mà còn ở nhà trường và ngoài xã hôi. Các bậc phụ huynh cũng như các nhà làm luật nên quan tâm và đặt lợi ích và quyền lợi của trẻ em lên hang đầu để sự kì thị, phân biệt đối xử không là rào cản cho tình yêu của các em đối với các bậc nuôi dưỡng mình.

Mia Nguyễn

Tư vấn Tâm lý – Việc làm ở Úc

chọn
Hình ảnh đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang qua cầu Xuân Cẩm vừa thông xe
Tuyến đường kết nối từ nút giao Bắc Phú, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến cầu Xuân Cẩm ở Sóc Sơn, Hà Nội dài 4,2 km vừa thông xe kỹ thuật.