Chuyện thật như đùa đang diễn ra: Thu phí BOT âm nhạc!

Ở các dự án BOT giao thông, lái xe đã trả tiền phí bảo trì đường bộ nhưng vẫn phải trả phí qua trạm chặn trên Quốc lộ 1, dù có đi qua đường tránh hay không. Còn chủ khách sạn cũng đã trả tiền thuê bao tivi nhưng vẫn phải trả tiền phí tác quyền âm nhạc, dù có mở ti vi hay không.

Thu 25.000 đồng/phòng khách sạn (có gắn ti vi) bất luận ti vi có được mở hay không. Chuyện nghe cứ tưởng ai đó có đầu hóc hài hước bịa ra cho thư giãn, giảm stress bởi công việc căng thẳng. Nhưng không phải, đó là chuyện có thật. Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) mà nhạc sĩ Phó Đức Phương là Giám đốc, đang nỗ lực thực thi chương trình này.

chuyen that nhu dua dang dien ra thu phi bot am nhac

Nhà đài ăn, sao bắt khách sạn chịu?

Nghe đâu năm ngoái đã có người nộp và VCPMC cũng đã thu về được vài tỷ. Nhưng sao thấy cách thu, phương pháp thu, cách tính toán để đưa ra “giá vé” của VCPMC, cứ giông giống mô hình thu phí các dự án BOT giao thông hiện nay.

Ở các dự án BOT giao thông, ô tô đã trả phí bảo trì đường bộ, chỉ đi trên quốc lộ 1 nhưng vẫn bị thu tiền mãi lộ.

Na ná như vậy, mặc dù chủ khách sạn đã nộp tiền thuê để xem các nội dung trên tivi, nhưng lại lần nữa phải nộp phí tác quyền âm nhạc.

Nhưng còn oái oăm hơn thế nữa, ít gì ô tô cũng di chuyển trên đoạn quốc lộ 1 được sửa dù cho là sơ sài và phải nộp tiền, còn ở khách sạn, không mở tivi cũng phải nộp!

Không cần biết anh là ai, không cần biết vô khách sạn để làm chi, cứ bước chân vô là khách bị thu tiền. Bởi dù VCPMC có thu từ chủ khách sạn thì đồng tiền đó vẫn là từ túi của khách thuê phòng.

Điều ngộ nghĩnh nhất, là công năng của khách sạn là nơi để người ta ngủ, nghỉ, chứ xưa nay chưa bao giờ nghe công năng của khách sạn là nơi giải trí, là nơi để phục vụ ti vi, trình diễn âm nhạc.

Và hình như VCPMC cũng thu… lộn đối tượng. Nhà đài, nơi sản xuất và phát các chương trình văn hóa văn nghệ mới là nơi thu lợi, thì lẽ ra phải thu tiền tác quyền thì ở nhà đài. Chớ khách sạn có phải là cơ quan kinh doanh âm nhạc đâu!

Nhà đài ăn, sao bắt nhà nghỉ chịu?

Việc quy về 1 mối là nhà đài, vừa dễ kiểm soát, vừa giảm tối đa đầu mối, có phải dễ hơn không, so với việc chạy đi thu tiền từng khách sạn như nhân viên thu tiền tivi từng nhà dân!

Mà không biết khách sạn có trả hay không, vì đến giờ này các điều luật mà VCPMC dẫn ra đều rất mơ hồ, không rõ đối tượng.

Cái vô duyên là, VCPMC đòi thu tiền tác quyền, nhưng không biết cơ sở nào để tính toán, cứ tự áng chừng và đưa ra con số 25.000 đồng/phòng có tivi. Cảm tính đến mức như vậy thì làm sao lấy được tiền thiên hạ.

Nếu khách sạn trả tiền âm nhạc như trả phí BOT giao thông thì có lẽ mai kia các hãng phim trên thế giới, nhất là các hãng phim Hàn Quốc, Hollywood, các nhà sản xuất tất cả các chương trình trên toàn trái đất ví dụ Discovery… sẽ đổ xô về Việt Nam đòi tiền bản quyền.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.