Có nên xây phòng khách liền bếp hay không? Lưu ý cần biết khi chọn kiểu thiết kế này

Xu hướng thiết kế phòng khách liền bếp đang dần được khá nhiều gia đình ưa chuộng bởi có thể nới rộng không gian, tạo sự thoáng đãng và thoải mái cho sinh hoạt. Vậy có nên xây phòng khách liền bếp hay không, những phân tích về kiểu thiết kế này sau đây sẽ giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Có nên xây phòng khách liền bếp hay không?

Ngày nay, thiết kế phòng khách liền bếp là lối bố trí không gian rất phổ biến trong các căn hộ chung cư, nhà phố, nhà ống, nhà cấp 4,... Đặc trưng của phong cách này là phòng khách - phòng bếp được nối thông nhau và không bị ngăn cách bởi các bức tường lớn. Chính vì thế, tổng thể không gian chung sẽ thông thoáng và rộng rãi hơn nhiều so các kiểu bố trí thông thường. 

Tuy nhiên, việc lựa chọn cũng như sắp xếp nội thất cho phòng khách hiện đại liền bếp lại yêu cầu sự tinh tế và tỉ mỉ hơn những loại hình khác. Nếu bạn đang phân vân giữa việc có nên xây phòng khách liền bếp hay không, thì hãy cùng đến với những phân tích về ưu điểm và nhược điểm sau đây để đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Ưu điểm khi xây phòng khách liền kề bếp

- Tối ưu hóa diện tích thiết kế: Lối thiết kế không gian mở này thể hiện sự liên kết tự nhiên giữa phòng khách và phòng bếp, hạn chế hoặc không có sự xuất hiện của những bức tường ngăn cách, do đó không gian nhìn bao quát sẽ thoáng rộng hơn.

- Kết nối không gian, đồng bộ thiết kế: Việc xây phòng khách liền bếp sẽ tạo nên sự kết nối đồng bộ giữa hai không gian có chức năng sinh hoạt chung. Hơn nữa, thiết kế đồng bộ, liên thông và thống nhất trong phong cách thiết kế cũng như màu sắc sẽ tạo nên hiệu ứng tiện nghi cho cuộc sống hiện đại.

- Tiết kiệm thời gian di chuyển: Hai không gian không hoặc ít vách ngăn sẽ giúp các thành viên thuận tiện hơn cho quá trình di chuyển cũng như đi lại trong nhà. 

- Tiết kiệm chi phí đầu tư: Thiết kế liền kề sẽ không quá chú trọng đến tính khép kín hay đầu tư quá nhiều chi tiết nội thất, trang trí nên bạn hoàn toàn có thể sáng tạo không gian theo cách tự do mà không cần tuân thủ quy tắc nào. Do vậy, chi phí mua sắm nội thất cũng được giảm thiểu đáng kể.

- Đón nhận ánh sáng tự nhiên và gió thoáng đồng bộ: Một mặt sàn được thiết kế đồng bộ, không có vách ngăn nên việc phân bổ ánh sáng tự nhiên cũng như gió thoáng từ mặt tiền là rất đồng đều. Không gian phòng bếp và phòng khách luôn được thông thoáng, đảm bảo không bị ám mùi thức ăn trong nhà.

- Dễ dàng trang trí: Việc thiết kế đồng bộ sẽ giúp bạn dễ dàng có những ý tưởng trang trí hoàn thiện hơn. Ngay từ việc sơn tường cho đến thiết kế tranh trang trí cũng đơn giản hơn so với việc thiết kế tách biệt các không gian.

Nhược điểm của cách thiết kế này

- Khi nấu ăn trong bếp, thức ăn sẽ dễ bị ám mùi ra toàn phòng khách, đôi khi sẽ khiến các thành viên cảm thấy khó chịu

- Dễ gây mất thẩm mỹ: Thông thường gian bếp nấu ăn thường là một không gian khá là lộn xộn với nồi, xoong, chảo, dụng cụ bếp,... Còn phòng khách thường là không gian ngăn nắp, dễ chịu, thoải mái. Chính vì thế, việc bố trí không gian như vậy sẽ gây mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng đến bộ mặt chung của ngôi nhà.

Nhìn chung, tùy vào điều kiện và cách sinh hoạt của từng gia đình mà bạn có thể chọn thiết kế phòng khách và bếp chung hoặc riêng. Đối với những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp thì việc xây phòng khách liền bếp là sự lựa chọn tối ưu giúp không gian thêm phần thoáng đãng. Còn những người thích có sự riêng tư thì nên xây tách riêng phòng bếp với phòng khách.

Những lưu ý khi thiết kế phòng khách liền bếp

Nếu quyết định xây phòng khách liền bếp, bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau để không gian căn phòng được hài hòa và thẩm mỹ hơn. Cụ thể:

- Đồng nhất trong phong cách thiết kế: Sự đồng nhất ở đây chính là đồng nhất về màu sắc và nội thất trong phong cách thiết kế sao cho tổng thể không gian chung của ngôi nhà được hài hòa, tinh tế hơn.

- Phân chia không gian khoa học: Vì phòng bếp và phòng khách một không gian chung nên kiến trúc sư cần tính toán và phân chia không gian hai phòng khoa học để đảm bảo về sự cân bằng phong thủy và đem lại tiện lợi cho gia chủ.

- Lựa chọn màu sắc phù hợp: Để tính thẩm mỹ không gian được nâng cao, bạn cần phối hợp màu sắc của cả hai phòng thật đồng đều và hài hòa hơn.

- Xử lý mùi khi nấu ăn: Khi nấu ăn, các mùi thức ăn, dầu mỡ sẽ bay sang phòng khách. Vì vậy, bạn cần có biện pháp khử mùi thoáng khí phù hợp khi áp dụng lối thiết kế liền kề này. Bạn có thể sử dụng cây xanh, cửa sổ hoặc máy hút mùi để giải quyết vấn đề này.

Một số mẫu phòng khách liền bếp đẹp nhất 2022

Bạn có thể tham khảo thêm một số hình ảnh phòng khách đẹp sau đây để tìm kiếm nhiều ý tưởng thiết kế mới mẻ cho riêng mình: 

Ảnh: Mê nhà đẹp

Ảnh: Quạt trần Mỹ LuxuryFan

Ảnh: Mê nhà đẹp

Ảnh: Katahome.com

Ảnh: Katahome.com

Ảnh: Katahome.com

Ảnh: Nội thất xinh

Ảnh: Nội thất xinh

Ảnh: Mê nhà đẹp

Ảnh: Mê nhà đẹp

Ảnh: Mê nhà đẹp

Ảnh: Mê nhà đẹp

Ảnh: Mê nhà đẹp

Ảnh: Mê nhà đẹp

Ảnh: Hoàn mỹ Decor

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.