Theo ông Nguyễn Hoàng Ngân - Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP), các nhà máy do đều nằm trong Khu công nghiệp ở các vùng kinh tế trọng điểm nên bị tác động bởi các quyết định của Chính phủ, địa phương về phòng chống dịch.
"Yếu tố mà tôi tạm gọi là ít chạm chia làm 3 nhóm. Nhóm thứ nhất liên quan đến nhân viên, cố gắng làm sao số hóa được dữ liệu nhân viên và chủ động giám sát hoạt động của nhân viên dựa trên thiết bị di động cá nhân, dựa trên bản đồ, khoanh vùng, dựa trên các công cụ của chính quyền để đảm bảo an toàn cho người lao động", ông Nhân chia sẻ.
Hoạt động sản xuất của BMP đã nhiều năm rồi được tự động hóa, hạn chế việc phải sử dụng quá nhiều lao động. BMP đang tiến từ tự động hóa thiết bị, từng dây truyền, từng công đoạn để tiến tới tự động hóa nhà máy. Chúng tôi gần như đã tự động hóa hoàn toàn nhà máy ở Bình Dương. Không có Covid-19 thì dự án tự động hóa nhà máy ở Long An đã hoàn thành, hy vọng trong năm nay có thể xong.
BMP đã chuẩn bị và tích hợp giải pháp ERP cách đây 5 năm. Trong nội bộ, tương tác với nhận viên từ xa, tối thiểu 50% làm việc từ xa. Cố gắng dựa trên các công cụ công nghệ để tạo ra cái gọi là ít bị động.
Đến thời điểm này, từ những cái mà chúng tôi đã làm thì cũng đã đảm bảo được yếu tố ít gián đoạn. Năm 2020 vẫn tăng được doanh thu 8%, lợi nhuận 24%, tăng thị phần 2%, đạt được mục tiêu giữ vững ngôi đầu.
Trong khi đó, bà Lâm Thị Kiều Oanh - Nhà sáng lập và Tổng Giám đốc Twitter Beans Coffee (TBC) chia sẻ ngoài thúc đẩy tinh thần nhân viên gắn kết, điều quan trọng ở công ty còn ở khía cạnh làm thế nào để triển khai công việc hiệu quả khi làm việc tại nhà.
"Chúng tôi đã sử dụng Base Work Plus để có thể đưa ra quyết định nhanh dựa trên các dữ liệu kinh doanh và vận hành được tổng hợp trên nền tảng này. Với qua trình triển khai hoạt động vận hành xuyên suốt từ khối back office tới front office chúng tôi xử lý quy trình này thông qua các ứng dụng của hệ thống để đảm bảo các quy trình này không bị gián đoạn, hay giới hạn về khoảng cách địa lý".
Chia sẻ cho góc độ kinh doanh không gián đoạn, ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng Giám đốc FPT không ngần ngại cho rằng ngoài tài chính, vấn đề khách hàng lẫn công nghệ luôn là nền tảng cho việc mang lại tối ưu hiệu quả.
"Chúng tôi có 9 đơn vị thành viên và 5 công ty liên kết, làm thế nào để biết được số liệu kinh doanh tài chính ngay lập tức là cả một vấn đề. Mỗi buổi sáng có thể nhìn thấy dòng tiền của cả FPT trên 27 quốc gia và vùng lãnh thổ và của các cty thành viên, việc này giúp chúng tôi ra quyết định nhanh hơn", ông Khoa nói.
Với lượng khách hàng ổn định, ông Khoa cũng cho biết việc ứng dụng công nghệ cũng là một vấn đề cần được xem trọng. Cùng với việc triển khai cách làm và phương thức tiếp cận sản phẩm mới dựa trên công nghệ, doanh nghiệp như được tối ưu hơn với các phân tích, dự báo chính xác dựa trên dữ liệu thực, từ đó giúp doanh nghiệp đảm bảo được tốc độ, linh hoạt và sự liên tục trên tất cả các khía cạnh từ quản trị, tài chính, bán hàng đến nhân sự.
Với kinh nghiệm triển khai cho nhiều doanh nghiệp, ông Vũ Anh Tú, Giám đốc công nghệ FPT cho biết, một công ty vừa và nhỏ quá trình chuyển đổi số cần sự đồng lòng lớn cùng những giải pháp hiệu quả.
Trong đó, điển hình như chỉ cần sử dụng thành thạo bộ sản phẩm Base We Work là có thể vận hành tốt. Điều này cũng là chia sẻ cho của bà Oanh khi cho rằng chuyển đổi số không phải là một hành trình quá khó cho doanh nghiệp, mà ở đó sự tối ưu hiệu quả mang lại là rất cần thiết để cùng vượt mùa dịch cho những bài toán thành công.