Cúng lễ Vu Lan vào ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Vu Lan báo hiếu

Tháng 7 Âm lịch có một đại lễ, đó là Vu Lan báo hiếu. Vào dịp lễ này, mỗi người con lại nhớ về công ơn dưỡng dục lớn lao của cha mẹ và bày tỏ lòng biết ơn tới ông bà, tổ tiên. Vậy, cúng lễ Vu Lan vào ngày nào?

Cúng lễ vu lan vào ngày nào? 

Đại lễ Vu Lan là một ngày có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh của người Việt và thường diễn ra vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm.

Tính theo Dương lịch, trong năm 2022, dịp lễ này sẽ diễn ra vào thứ Sáu ngày 12/8. Đây là thời điểm mà tất cả các gia đình và đền chùa đều tổ chức các nghi thức cúng bái nhằm thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, thế hệ đi trước.

Những thông tin về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về đại lễ truyền thống này của dân tộc:

Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan

Ngày lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ. Ông là một trong hai đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca, có mẹ là bà Thanh Đề.

Chuyện xưa kể rằng, sinh thời, mẹ của Đại Đức Mục Kiền Liên làm nhiều điều ác, xúc phạm chư Tăng nên khi chết bị đày xuống địa ngục đi lang thang khắp nơi làm Ngạ Quỷ (ma đói).

Quá đau lòng khi chứng kiến cảnh đó, Đại Đức Mục Kiền Liên đã dùng phép biến cơm dâng đến tận địa ngục cho mẹ, nhưng thức ăn đều hóa thành lửa. 

Không cầm lòng được trước tình cảnh này của mẹ, ngài đã cầu cứu lên Phật Tổ. Và Đức Phật đã dạy rằng, dù Tôn giả có thần thông quảng đại tới đâu thì cũng chẳng đủ sức cứu mẹ. Cách duy nhất là dựa vào sức mạnh hợp lực của chư Tăng khắp mười phương.

Và ngày rằm tháng 7 chính là ngày thích hợp để thỉnh chư Tăng, sắm sửa làm lễ cúng dường Tam Bảo cứu lấy phước cho mẹ. Phật cũng nói thêm rằng: “Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ thì cũng nên dùng cách này", từ đó ngày lễ Vu Lan báo hiếu đã ra đời.

Ảnh: Đại Phát Corp

Ý nghĩa ngày Vu Lan báo hiếu

Ai cũng biết cha mẹ vì con cái mà hy sinh rất nhiều, bỏ ra biết bao mồ hôi, công sức nuôi dưỡng ta nên người mà không mong đổi lại gì to lớn.

Chính vì thế, ngày Lễ Vu Lan được tổ chức hàng năm nhằm nhắc nhở các thế hệ sau luôn nhớ tới công ơn của thế hệ trước, đặc biệt là báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ (của kiếp này và cả kiếp trước). 

Với người Việt Nam, đạo hiếu luôn đi đầu và nhắc nhở chúng ta về những hy sinh to lớn ấy. Dù thế nào cũng phải nhớ giữ trọn đạo làm con, thờ kính, yêu quý tổ tiên, ông bà, cha mẹ hết mực.

Ngày lễ Vu Lan chính là dịp gợi nhắc các thế hệ con cháu nhớ về những công ơn như trời biển ấy. Ðồng thời, đây còn là dịp giúp mỗi người đều có thể tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy tính nhân văn của văn hóa Phật giáo, đó là: “Từ - Bi - Hỷ - Xả” và “Vô ngã, vị tha”.

Ảnh: MediaMart

Con cái nên làm gì trong mùa Vu Lan báo hiếu?

Để gắn kết tình cảm gia đình nhân ngày Vu Lan báo hiếu, hãy cùng gia đình dành thời gian làm những việc ý nghĩa, qua đó dạy con cháu về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc.

Chuẩn bị mâm lễ cúng Tổ tiên

Việc chuẩn bị một mâm cơm cúng ông bà tổ tiên là một trong những truyền thống cổ truyền của dân tộc Việt Nam trong dịp lễ Vu Lan báo hiếu.

Tùy theo sở thích và truyền thống của mỗi gia đình mà bạn có thể chuẩn bị một mâm cúng mặn hoặc chay sao cho phù hợp nhất. Điều này sẽ thể hiện lòng thành kính và cầu mong cho ông bà tổ tiên được yên lòng nơi chín suối. 

Đi chùa cầu an cho cha mẹ

Đại lễ Vu Lan vốn bắt nguồn từ sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ trong Phật Giáo nên đây là dịp tốt nhất để bạn đi lên chùa làm công quả, cầu an cũng như cầu phúc đức cho cha mẹ và gia đình.

Một số hoạt động trong chùa nhân ngày lễ Vu Lan bao gồm dâng hương lễ Phật, làm lễ Tam Bảo, Sám Vu Lan, Hồi Hướng, Tam Tự Quy,…

Ăn chay tích đức

Ăn chay là phong trong những phong tục tốt đẹp của người Việt Nam vừa thể hiện sự thành tâm vừa tránh sát sinh gây thêm nghiệp. Chính vì vậy, việc tự tay làm các món chay thanh tịnh cho bố mẹ thưởng thức trong dịp lễ Vu Lan không những giúp mang lại sức khỏe tốt mà còn thể hiện lòng biết ơn và sự thành tâm đối với các đấng sinh thành.

Một số món chay ngon miệng mà bạn có thể tự tay làm hoặc đưa bố mẹ đi thưởng thức phải kể đến như đậu hũ xào rau củ, đậu phụ sốt cà chua, nấm kim châm xào chay, canh bí đỏ đậu phộng, canh hẹ đậu hũ non, cà tím kho tiêu,…

Ở bên bố mẹ nhiều nhất có thể

Điều các bậc phụ huynh luôn mong muốn không ngoài gì khác là được ở bên cạnh con cháu của mình. Chính vì thế, để có thể bày tỏ tấm lòng thành đối với bố mẹ, bạn nên dành thời gian để ở cạnh họ càng nhiều càng tốt.

Cùng bố mẹ trải nghiệm những phút giây ấm cúng, vui vẻ qua những hoạt động giải trí gia đình, qua bữa cơm ngon miệng là những việc mà bạn không nên bỏ lỡ trong ngày Vu Lan sắp tới.

Tặng quà cho bố mẹ

Bên cạnh việc ở bên cạnh bố mẹ, bạn cũng có thể gửi đến các bậc sinh thành những món quà ý nghĩa cùng với một lời chúc ấm áp nhất. Theo đó, bạn có thể tặng bố mẹ một chiếc điện thoại để tiện cho việc liên lạc hoặc tặng một chiếc bình nước nóng hữu dụng để gia đình cùng sử dụng.

Ngoài ra, nếu không biết nên tặng gì, bạn có thể chuyển khoản lì xì yêu thương thiết thực cho phụ huynh. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, một món quà thực sự có ý nghĩa sẽ xuất phát từ tình yêu thương chứ không nằm ở giá trị vật chất tầm thường.

Ảnh: Tin tức Online

chọn
Đấu giá đất ở Thanh Oai (Hà Nội): Chỉ có 12 trường hợp nộp đủ tiền
Tiếp tục thông tin về tiến độ nộp tiền sau trúng đấu giá đất tại huyện Thanh Oai (Hà Nội), ngày 16/9, lãnh đạo huyện cho biết: Với 68 thửa đất trúng đấu giá, đến thời hạn cuối cùng phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định, chỉ có 12 trường hợp nộp đủ tiền; 56 thửa đất không nộp tiền hoặc không nộp đủ. Đáng chú ý, 12 trường hợp nộp tiền có giá trúng cao nhất là 55,167 triệu đồng/m2.