Mới đây, mạng xã hội lan truyền clip quay cảnh được cho là một giáo viên tiểu học đang hướng dẫn các vị phụ huynh học sinh có con đang theo học lớp một về chương trình dạy học mới với những thay đổi về cách đánh vần.
Là một giáo viên, có sự nghiên cứu, am hiểu nhất định về ngôn ngữ học, cô Lê Trần Diệu Thu – Giáo viên Ngữ văn trường THPT Trần Quang Khải (Hà Nội) đã chia sẻ cách nhìn nhận của mình về vấn đề này:
Cô Diệu Thu đánh giá: Không có gì là tuyệt đối và chữ Quốc ngữ cũng vậy. Mặc dù là một loại chữ viết ghi lại ngôn ngữ dân tộc, trở thành một tài sản văn hóa quý giá của người Việt, được hình thành từ thế kỷ 17 với sự ra đời của Từ điển Việt – Bồ Đào Nha – Latin (Dictionarium Annamaticum Lusitinum et Latinum) của Alexandre de Rhodes, thế kỉ 18, 19 nó tiếp tục được hoàn thiện và có hình thức như ngày nay nhưng vẫn tồn tại một số điểm không hoàn hảo như nhiều loại ghi âm khác.
Có thể kể đến như:
– Cùng một âm nhưng được ghi bằng những con chữ khác nhau. Ví dụ, 3 chữ cái “c”, “k” và “q” đều được dùng để ghi âm /k/, chữ “y” và “i” đều được dùng để ghi âm /i/;
– Âm đệm có lúc ghi là “u”, có lúc ghi là “o”;
– Các nguyên âm đôi có cách ghi lưỡng khả, phụ thuộc vào vị trí của nguyên âm đôi trong âm tiết, ví dụ: iê/yê/ia/ya, ươ/ưa, uô/ua;
– Vị trí đánh dấu thanh không theo nguyên tắc nhất quán: lúc thì đánh vào âm chính, lúc thì đánh ở giữa âm tiết cho cân đối.
Chính những điểm này khiến cho bản thân người Việt Nam khi sử dụng ngôn ngữ cũng khó xử, thường xuyên bị nhầm lẫn, sai chính tả,… Cho nên, trong một thời gian dài, liên tục có những ý kiến cho rằng cần phải cải tiến chữ Quốc ngữ trên nhiều phương diện khác nhau.
Và như một nhu cầu tất yếu, sư thay đổi cách đánh vần “lạ”, nội dung trong sách giáo khoa Công nghệ Giáo dục mới ra đời để đáp ứng thực tế đặt ra. Thế nhưng, liệu có thể hạn chế những mặt “không hoàn hảo” kể trên không?
Cô Lê Trần Diệu Thu và đồng nghiệp trong ngày khai giảng năm học mới. |
Đầu tiên, ta xét về sự thay đổi trong cách đánh vần của Bộ sách này:
Về quan hệ Âm
Chữ và cách đánh vần theo sách Công nghệ giáo dục được thực hiện như sau:
Như ta đã biết: Âm thì chỉ có một. Nhưng một âm có thể được ghi bằng nhiều chữ theo quy tắc chính tả. Bởi vậy nên 3 chữ c / k / q đều đọc là /cờ/. Và nguyên tắc cơ bản nhất khi học tiếng Việt là ngay từ đầu, cần phân biệt rõ: Âm / Chữ - Vật thật/ Vật thay thế. Âm và Chữ khác nhau:
+ 1 âm ghi bằng 1 chữ: Âm /a/ ghi bằng chữ a; âm /bờ/ ghi bằng chữ b,…
+ 1 âm có thể ghi bằng 2 chữ: Âm /gờ/ ghi bằng 2 chữ g hoặc gh theo quy tắc chính tả.
+ 1 âm có thể ghi bằng 3 chữ: Âm /cờ/ ghi bằng 3 chữ c/k/q theo quy tắc chính tả.
+ 1 âm có thể ghi bằng 4 chữ: Âm /ia/ ghi bằng 4 chữ ia/iê/yê/ya theo quy tắc chính tả.
Về cách đánh vần
Có 3 cách đánh vần. Chẳng hạn với tiếng huyền.
1 - Cách thứ nhất (từ khi có người Pháp cho đến cách mạng Tháng 8): hát-u-hu-y gờ rếch-uy-huy-ê-nờ-uyên-huyên-huyền-huyền.
2 - Cách thứ hai (cải cách giáo dục): hờ-u-hu-y-ê-nờ-uyên-huyên-huyền-huyền.
3 - Cách thứ ba (sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục): huyền: huyên – huyền – huyền.
Với cách thứ 3 này, để đánh vần huyên-huyền-huyền thì:
- Trước đó phải biết đánh vần tiếng thanh ngang huyên: hờ - uyên – huyên.
- Trước đó nữa, phải biết vần uyên: u-yên-uyên.
- Trước đó nữa, phải biết vần yên: yê-nờ-iên.
- Trước đó nữa, phải biết ia/yê.
Trung tâm Công nghệ Giáo dục cũng cho biết, người học phải bắt đầu từ đầu, học từ âm, rồi đến vần, rồi đến tiếng thanh ngang, rồi đến tiếng có các thanh còn lại.
Và như vậy, theo chương trình mới thì ngay từ lớp 1, học sinh đã phải phân biệt được khái niệm âm (vị), các khái niệm ngôn ngữ học như: âm tiết, tiếng, âm đầu, vần, thanh điệu, âm cuối, âm đệm. Đó chính là điểm mới và khác biệt giữa chương trình cải cách và chương trình dạy tiếng Việt truyền thống.
Đánh giá khách quan thì cách đọc này giúp học sinh hiểu sâu về cấu tạo âm tiết Tiếng Việt ngay từ lớp 1, từ đó phát huy được sức sáng tạo trong quá trình sử dụng tiếng Việt.
Thức tế cho thấy, dù thay đổi cách đánh vần, nội dung truyền tải trong sách hay không thì mục tiêu quan trọng nhất vẫn nhằm giúp học sinh rèn được kĩ năng cần thiết: Nghe – Nói – Đọc – Viết.
Ngữ liệu chưa thực sự mang nội dung thiết thực: Giáo dục giá trị nhân văn, đạo đức, lối sống, nhân cách cho học sinh
Các ngữ liệu trong phần bài học chưa đáp ứng tốt mục tiêu giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Học sinh có thể đọc thành tiếng văn bản nhưng không hiểu nghĩa khi học.
Trong quá trình học, những hướng dẫn, hoạt động giúp học sinh đọc hiểu bài đọc như tìm hiểu nghĩa của từ, nội dung của câu và đoạn văn, trả lời câu hỏi đọc hiểu chưa được chú trọng. “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Bản thân tiếng Việt, từ câu cú, ngữ pháp, từ ngữ, âm vị, âm tiết,… đã có sự phức tạp nhất định trong quá trình nghiên cứu, sử dụng.
Mặt khác, ngôn ngữ là tài sản chung của cộng đồng, cách đánh vần, cách học theo cách truyền thống từ lâu đã ăn sâu vào máu thịt của đời sống người Việt. Vì vậy, bất cứ sự thay đổi nào, dù nhỏ nhất cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung.
Cô giáo Diệu Thu (SN 1995) Từng đạt Huy chương Bạc phần thi Xử lý tình huống sư phạm, cuộc thi Nghiệp vụ Sư phạm toàn quốc mở rộng lần V - 2013, nhiều năm liền đạt danh hiệu Gương mặt trẻ tiêu biểu, Sinh viên 5 tốt cấp Đại học Quốc gia Hà Nội; Giấy Khen của HIệu trưởng; Tốt nghiệp loại Giỏi chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn; Học viên xuất sắc lớp Thạc sĩ - Lý luận và Phương pháp giảng dạy Ngữ văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). |
Chương trình Công nghệ giáo dục: Ai hưởng lợi?
Chỉ riêng 800.000 học sinh đang được dạy thí điểm tài liệu Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục, tiền mua sách qua ... |
'SGK sử dụng một lần chỉ là sách bài tập, sách tham khảo'
Trả lời tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thứ trưởng GD&ĐT cho biết sách sử dụng một lần chỉ là sách ... |
Cách đánh vần lạ: Chủ tịch hội đồng thẩm định quốc gia về tiếng Việt lên tiếng
Theo PGS Bùi Mạnh Hùng, tài liệu Giáo dục Công nghệ của GS Hồ Ngọc Đại giúp học sinh phát triển khá hiệu quả kỹ ... |
Sách giáo khoa được biên soạn và phát hành như thế nào?
Chương trình và sách giáo khoa trải qua nhiều lần thẩm định, thử nghiệm mới được in ấn, phát hành rộng rãi trên cả nước. |
Giáo dục 09:27 | 13/09/2018
Giáo dục 06:35 | 12/09/2018
Giáo dục 03:32 | 12/09/2018
Giáo dục 23:00 | 11/09/2018
Giáo dục 11:00 | 11/09/2018
Giáo dục 10:36 | 11/09/2018
Giáo dục 09:22 | 11/09/2018
Giáo dục 23:04 | 10/09/2018