Đại án DongABank: Nguyên trung tá Công an TP.HCM gây thiệt hại hơn 53 tỉ đồng

Trong hàng loạt sai phạm xảy ra tại DongABank, có sai phạm liên quan đến một trung tá công an, nguyên đội trưởng một đội nghiệp vụ của Công an TP.HCM, gây thiệt hại hơn 53 tỉ đồng cho DongABank.

Theo kết luận điều tra (KLĐT), trong đại án DongABank, có một bị can nguyên là đội trưởng một đội nghiệp vụ thuộc Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP.HCM, nguyên trung tá công an Nguyễn Hồng Ánh (56 tuổi, ngụ Q.7, TP.HCM).

Bị can Nguyễn Hồng Ánh bị đề nghị truy tố về tội "cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Theo đó, hành vi của bị can Ánh liên quan đến khoản vay 2.000 lượng vàng SJC tại DongABank, gây thiệt hại cho DongABank hơn 53 tỉ đồng.

Theo KLĐT, do có mối quan hệ thân quen từ trước nên ông Ánh và ông Bình thống nhất vay vàng để được hưởng lãi suất thấp hơn vay tiền. Tháng 1.2008, ông Ánh đề nghị vay 2.000 lượng vàng để góp vốn hợp tác kinh doanh. Tài sản đảm bảo cho khoản vay này là căn nhà và quyền sử dụng 339 m2 ở Q.Phú Nhuận (TP.HCM), quyền sử dụng 326 m2 đất ở P.Thảo Điền (Q.2, TP.HCM), cùng 3.000 cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Gia Định.

Vay vàng, trả tiền là sai hợp đồng

Tháng 1.2008, ông Trần Phương Bình phê duyệt đồng ý cho ông Nguyễn Hồng Ánh vay 2.000 lượng vàng, Thời hạn cho vay là 12 tháng. Ngày 14.1.2008, ông Ánh ký nhận nợ số vàng này.

Ngày 21.1.2009, ông Ánh trả nợ gốc là 2.000 lượng vàng cho DongABank. Nhưng thực chất, 2 bên chỉ làm thủ tục tất toán trên giấy tờ, đảo nợ thành khoản vay mới 2.000 lượng vàng tại DongABank vào ngày 24.1.2009.

Đến 26.1.2010 ông Ánh chỉ trả được 100 lượng vàng nên trong cùng ngày, DongABank tiếp tục làm thủ tục tất toán trên giấy, đảo nợ cho ông Ánh thành khoản vay mới là 1.900 lượng vàng, từ ngày 28.1.2010.

Ông Bình và ông Ánh đã bàn bạc, thống nhất để ông Ánh nộp 32 tỉ đồng, là tiền tiết kiệm của ông Ánh tại DongABank, còn ông Bình sẽ tiếp tục chỉ đạo tất toán khoản 1.900 lượng vàng của ông Ánh (tương đương hơn 85 tỉ đồng).

Ngày 29.2.2012, cấp dưới của ông Bình đã làm phiếu thu khống 1.900 lượng vàng của ông Ánh để trả nợ gốc cho khoản vay ngày 28.1.2010. Cùng ngày (29.2.2012), Hội sở DongABank lập phiếu thu tiếp nhận điều chuyển khống 1.900 lượng vàng về hội sở, chịu âm quỹ số vàng này.

CQĐT xác định trường hợp khách hàng vay vàng nhưng trả bằng tiền thì bắt buộc phải dùng số tiền đó mua vàng của ngân hàng, rồi dùng số vàng trả lại cho ngân hàng.

CQĐT cũng xác định việc thời điểm ông Ánh tất toán khoản vay 1.900 lượng vàng ngày 29.12.2012 không phát sinh chứng từ mua vàng của ông Ánh đối với DongABank. Vì vậy CQĐT xác định chứng từ trả nợ bằng vàng của ông Ánh không đúng quy định với hợp đồng.

Ông Nguyễn Hồng Ánh "khai báo không thảnh khẩn"

Tại CQĐT, ông Ánh khai đã trả nợ cho DongABank 32 tỉ đồng bằng tiền tiết kiệm của mình gửi tại DongABank, và trả thêm 53 tỉ đồng bằng tiền mặt. Tuy nhiên, theo CQĐT, đối với 53 tỉ đồng này, việc đưa tiền cho ai, trả như thế nào, ông Ánh không chứng minh được.

Ông Ánh cũng không giải trình được tại sao thỏa thuận hợp đồng đã ký “vay tài sản gì, trả nợ bằng tài sản đó” nhưng lại trả bằng tiền.

Theo KLĐT, việc tất toán khống khoản vay 1.900 lượng vàng đã gây thiệt hại cho DongABank hơn 53 tỉ đồng, vì vậy ông Ánh phải liên đới chịu trách nhiệm về số tiền này. Trong quá trình điều tra, CQĐT đánh giá ông Ánh không hợp tác làm việc, khai báo không thành khẩn nên đề nghị xử lý nghiêm trong quá trình truy tố, xét xử.

dai an dongabank nguyen trung ta cong an tphcm gay thiet hai hon 53 ti dong Hoãn phiên tòa xử hoa khôi, diễn viên trong đường dây bán dâm 2.500 USD

Ngày 5/4, theo kế hoạch, TAND TP.HCM sẽ xét xử 4 bị cáo từng là Á khôi, người mẫu, diễn viên bán dâm, môi giới ...

Như Thanh Niên đã thông tin, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra (KLĐT), chuyển hồ sơ sang Viện KSND tối cao đề nghị truy tố ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT và Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank), cùng 20 đồng phạm trong vụ án cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại DongABank.
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.