'Đằng nào cũng chết' và thái độ bàng quan trước đại dịch trên đất Mỹ

Bất chấp lệnh hạn chế tụ tập trên toàn quốc, nhiều người dân Mỹ vẫn ra đường, háo hức với kì nghỉ dường như vô thời hạn và trốn chạy trách nhiệm xã hội khi dịch bệnh đang tràn lan.

Một địa điểm leo núi ở phía đông hẻo lánh của dãy Sierra Nevada thuộc thành phố Bishop, California, Mỹ chật kín người vào tuần trước, không khác mấy những ngày lễ thông thường, bất chấp những lời kêu gọi ở nhà trước làn sóng các ca nhiễm virus corona gia tăng.

“Mọi người nói kiểu như, ‘Giữ khoảng cách? Tôi sẽ đi đến Bishop. Không thể nhiều khoảng cách hơn được nữa'”, Jeff Deikis, một người dân và nhà leo núi nói với tờ New York Times.

Mặc dù những rắc rối của việc leo núi chủ yếu liên quan đến độ cao và địa hình, những người tới để thám hiểm núi đang làm nghẽn các cửa hàng cà phê và và quán bia ở Bishop. Sau bốn giờ lái xe từ Los Angeles và sáu giờ từ San Francisco, những đoàn người leo núi leo lên những tảng đá và hẻm núi gần đó, hưởng chung bầu không khí trong lành và, có thể, cả bệnh truyền nhiễm.

'Đằng nào cũng chết' và thái độ bàng quan trước đại dịch trên đất Mỹ - Ảnh 1.

Người dân mua sắm tại chợ địa phương khu Union Square ở Manhattan, Mỹ. (Ảnh: New York Times).

Sự giải thoát tạm thời khỏi trách nhiệm xã hội

“Những người leo núi từ khắp cả nước xuống đây, như thể đại dịch toàn cầu là một dịp để không phải thể hiện trách nhiệm và sự bao dung”, một trang viết về leo núi chia sẻ.

Trên khắp nước Mỹ, từ các bãi biển Florida đến những dãy núi ở California, từ các sòng bạc đến các công viên quốc gia, những đám đông vẫn tụ tập bất chấp yêu cầu tự cô lập và ngừng tụ tập ngày càng khẩn thiết, khi khi virus corona lan rộng khắp đất nước và cuộc sống thường ngày gần như đảo lộn ở Mỹ.

Những đám đông này, họ là những kẻ thách thức và hoài nghi. Họ là những người muốn chống đối các nhà chức trách, hoặc những người mắc chứng sợ không gian kín. Đôi khi "những kẻ chống đối" vô tình là những quan chức đứng chen chúc trong phòng họp của Nhà Trắng, những người làm trái với những điều họ tuyên bố.

Họ là tất cả những người đã bác bỏ các lời kêu gọi cô lập, vì thấy nhiều vui thú hơn là rủi ro trong việc ra đường. Họ tự tin với hệ miễn dịch của mình. Như trong những thời kì khủng hoảng ở các quốc gia khác, họ đã vô tình phơi bày mối quan hệ giữa các cá nhân và xã hội, và trách nhiệm của chúng ta với những người khác.

“Mắc virus thì mắc virus”, một người tới Florida để tận hưởng những ngày nghỉ nói trong một cuộc phỏng vấn được chia sẻ rộng rãi trên truyền hình. “Dù thế nào tôi sẽ không để chuyện này ngăn tôi tiệc tùng".

(Người này sau đó đã xin lỗi, vì "không ý thức được tính nghiêm trọng của lời nói và hành động của tôi").

Dưới áp lực gia tăng, cả từ xã hội và chính phủ, những đám đông ngày một bớt dần. Nhưng tác động của những đám đông này trong việc lan truyền virus thì chẳng ai biết rõ.

Những người ra đường nhiều nhất chủ yếu là những người trẻ tuổi. Họ được tạm thời giải thoát khỏi trường học và công việc, và có lẽ còn chưa quen với khái niệm “trách nhiệm xã hội”. Nhưng cũng không thiếu người trung niên vẫn ra đường vì tin rằng nơi những nơi ít ỏi còn mở cửa đã được vệ sinh kĩ để tránh bệnh tật.

Một số người không muốn hủy bỏ các kế hoạch dài hạn như đám cưới. Những người khác chỉ muốn ra ngoài trời, chỉ để thấy họ không phải những người duy nhất.

Đối với một số người khác, việc tụ tập không phải một lựa chọn, và do yêu cầu của những ông chủ quan tâm tới việc lợi nhuận sụt giảm hơn những con virus.

Và trong khi nhiều cửa hàng tạp hóa, trạm xăng và nhà hàng mang thức ăn về vẫn mở cửa, định nghĩa về “những ngành kinh doanh thiết yếu” dường như là tùy cách hiểu của người dân.

'Đằng nào cũng chết' và thái độ bàng quan trước đại dịch trên đất Mỹ - Ảnh 2.

Người dân tụ tập bên bờ sông ở công viên Audubon tại New Orleans, Mỹ. (Ảnh: New York Times).

Ở Rhode Island, một trong các cơ sở kinh doanh được nêu tên công khai vì phớt lờ yêu cầu giữ khoảng cách xã hội là Wonderland, một câu lạc bộ thoát y, nơi khách hàng vẫn tới để chiêm ngưỡng những điệu nhảy nổi tiếng vào tuần trước.

GameStop, chuỗi cửa hàng trò chơi điện tử, đang nhận nhiều phản đối từ các nhân viên của mình vẫn để hàng nghìn cửa hàng bất chấp yêu cầu đóng cửa của chính quyền địa phương. Lí do, theo chia sẻ của một nhân viên hãng, là vì hãng này tin họ là “doanh nghiệp bán lẻ thiết yếu”.

Tesla, nhà sản xuất ô tô điện hạng sang có trụ sở tại California, dường như đang thách thức yêu cầu đóng cửa tất cả các hoạt động kinh doanh không quan trọng của chính quyền, khi để 10.000 công nhân nhà máy tiếp tục làm việc. Dù vậy, Tesla sau đó cho biết họ sẽ tạm ngưng hoạt động, bắt đầu từ ngày 23/3.

Và tại vùng Midwest, Uline, một nhà phân phối vật liệu đóng gói và vật tư công nghiệp lớn, đã duy trì hoạt động tại các nhà máy suốt cả tuần, bất chấp các khiếu nại của nhân viên, gồm cả những người đang làm việc chỉ cách nhau một lớp ngăn ca bin ở trung tâm chăm sóc khách hàng đông kín người.

“Không có gì thực sự thay đổi”, một nhân viên nói. “Chuyện này thật sự điên rồ".

Các nhân viên của Uihlein Family, chủ sở hữu công ty gia đình trị giá 5,8 tỉ USD, và là một trong những nhà tài trợ tài chính lớn nhất cho đảng Cộng hòa, đã nhận được một email hôm 19/3, nội dung là lời cảm ơn những nỗ lực của họ và rằng “Nhà Trắng đã gọi chúng ta hai lần với những đơn đặt hàng lớn”.

Cùng ngày, một người quản lí tại trung tâm tiếp nhận cuộc gọi của hãng vận chuyện Uline, đã gửi tin nhắn cho các nhân viên của mình.

“Nếu bạn, hoặc các thành viên trong gia đình, bị cảm lạnh/dị ứng - hoặc bất cứ thứ gì ngoài Covid-19”, tin nhắn ghi, “thì làm ơn đừng nói với đồng nghiệp. Làm như vậy, bạn đang gây ra sự hoảng loạn không cần thiết trong văn phòng".

Tự cách li - lựa chọn khó tránh khỏi

Tuy nhiên, vào cuối tuần qua, nhiều người cuối cùng đã bắt đầu hưởng ứng việc tự cách li ở nhà.

Vào hôm 19/3, bãi biển ở Fort Lauderdale đã vắng tanh, nhìn quanh chỉ thấy những chiếc ghế xếp chồng lên nhau và những tháp cứu hộ. Một nhóm sinh viên đại học với túi đồ và mũ rơm đi biển, đang đi bộ về phía chiếc SUV chờ sẵn để đưa họ ra sân bay. Không phải tất cả những người đi biển là thanh niên.

Keith Leguire, 68 tuổi, một bác sĩ đã nghỉ hưu, tự nhận mình là “người đào kim loại” đến từ Columbus, Ohio, đã ở Florida từ tháng 12/2019. Vào ngày thứ năm tuần trước, trên bãi biển Clearwater, Leguire đã tìm thấy bốn chiếc nhẫn, hai trong số đó ông là vàng, cộng với một số đồng xu, lon nhôm, băng kéo và nắp lon.

“Hôm qua mọi thứ thật điên rồ,” ông Leguire nói. “Bạn cũng chứng kiến, phải không? Hôm nay thì ít người hơn nhiều. Tôi nghĩ nguyên nhân là do virus corona và những tin tức về đám trẻ tụ tập khắp nơi".

Ông Leguire nói mình và vợ cùng giữ khoảng cách với người khác, và đeo găng tay, khẩu trang khi tới các cửa hàng tạp hóa, đồng thời cho biết mình không vui khi biết rằng bãi biển đã đóng cửa.

“Bãi biển là cuộc sống của tôi, và không có bãi biển, chuyện này kiểu như, còn lí do nào để ở lại Florida?” anh nói. “Tôi có thể cũng sẽ trở về quê và ở trong nhà của minh ở Columbus, Ohio.”

Những buổi tụ tập lớn như đám tang và đám cưới đã bị hủy bỏ hoặc dược cân nhắc lại. Trong một đám cưới ở sân sau gần Anaheim, California tối hôm 21/3, một DJ tên là Amanda B. đã rất lo lắng khi biểu diễn đến nỗi cô không bắt tay chú rể hay để bất cứ ai chạm vào mic của mình.

“Lúc đó, những cuộc tụ họp từ 50 người trở xuống được cho là ổn,” cô nói vài ngày sau đó. “Nhưng giờ đây tôi sẽ không dám làm lại chuyện đó đâu".

'Đằng nào cũng chết' và thái độ bàng quan trước đại dịch trên đất Mỹ - Ảnh 3.

Cô dâu chụp ảnh cùng khách mời trong đám cưới tổ chức trước một hội đường Do Thái tại Brooklyn, Mỹ, bất chấp lệnh hạn chế tụ tập đông người. (Ảnh: New York Times).

Ở thành phố Fort Lauderdale, Florida, một đám cưới được lên kế hoạch vào cuối tháng 3 đã đã được tiến hành với quy mô nhỏ. Cặp đôi Charlotte Jay và Blake Parker, cả hai đều 29 tuổi, vội vã chuẩn bị sẵn sàng sau khi mời một thầy Rabbi (giáo sĩ trong Do Thái giáo) và một vài người thân tới tiệc cưới tại căn hộ của bố mẹ Parker.

Khăn lau Clorox và nước rửa tay được đặt ở cửa đón khách trên sân thượng ngoài trời. Mẹ của Parker bật ca khúc All You Need Is Love của The Beatles trên điện thoại di động. Đám cưới được phát sóng trực tiếp cho 225 vị khách được mời ban đầu.

"Bố tôi và tôi vệ sinh hai bàn tay, khoác tay nhau và bước xuống lối đi”, cô dâu Charlotte Jay nói. “Chúng tôi không ôm hay hôn. Khuỷu tay bố tôi chạm khuỷu tay Blake, sau đó Blake chạm khuỷu tay anh ấy vào khuỷu tay tôi".

Một trong những nơi chứng kiến sự gia tăng ca nhiễm virus bất ngờ nhất giữa các khách tham quan phải kể đến là các công viên quốc gia. Công viên quốc gia Big Bend, ở Texas và công viên quốc gia Yosemite nổi tiếng đã đóng cửa hoàn toàn.

Bất cứ dạng tụ tập ở không gian hẻo lánh nào cũng góp phần làm gia tăng một nỗi lo mới: những vùng nông thôn với điều kiện y tế hạn chế, và tràn ngập khách du lịch trong thời kì dịch lên đỉnh điểm.

Mối lo này không loại trừ dãy núi Bishop. Hiệp hội Người leo núi Khu vực Bishop cuối cùng mới đây đã phải yêu cầu những thành viên của mình “không tới Bishop vào thời điểm này”.

“Chúng tôi lo ngại về những gì sẽ xảy ra nếu khi dãy núi trở thành một điểm tụ hợp của virus corona”, Deikis, Phó chủ tịch hiệp hội, trên cho biết hôm 18/3.

Chiếc phao cắm mốc màu đỏ, đen và vàng đánh dấu điểm cực Nam của nước Mỹ ở Key West, Florida là điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng. Mỗi ngày, hàng dài người xếp hàng để chờ được chụp một tấm ảnh bên chiếc phao ghi “Cách Cuba 90 dặm”.

Vào tuần trước, chiếc phao đã được che lại bằng bạt để tránh khách du lịch tụ tập tại đây.

“Đây là tấm bạt xa nhất về phía nam”, một khách du lịch chia sẻ đầy mỉa mai.

"Đằng nào cũng chết"

Thế nhưng, nhiều người khác cố gắng coi những điều này không có gì khác thường so với trước đây, mặc dù sự tương phản giữa hai thời điểm là rất dễ nhận ra.

Trong khi bến tàu Santa Monica nổi tiếng ở California đã đóng cửa và công viên giải trí vốn kín khách du lịch ở đây giờ cũng im lìm, vài người lướt sóng vẫn đang tiếp tục cưỡi sóng cách đó không xa.

Và mới đây, hôm 18/3, các nhóm vận động viên chạy đang đổ mồ hôi trên những con đường không người gần đó trong lúc vượt qua những nhóm công nhân đang ngân nga những ca khúc địa phương sau khi nghỉ việc.

'Đằng nào cũng chết' và thái độ bàng quan trước đại dịch trên đất Mỹ - Ảnh 4.

Một nhóm người chơi bóng đá tại Houston, Texas, Mỹ. (Ảnh: New York Times).

Tại chợ Erewhon cách đó 1,6 km, cả người trung niên và các thanh thiếu niên đang ngồi nhấm nháp cà phê mang đi, những đĩa cà rốt hữu cơ rang và củ cải đường ở các bàn ngoài trời.

Ở công viên Pan Pacific gần đó, những người chơi bóng rổ đang lấp đầy một sân bóng rổ và những người tập Crossfit đang đẩy tạ trên cỏ. Buổi chiều cuối tuần trông nhàn hạ hơn nhiều thực tế đầy kinh khủng đang diễn ra trên toàn cầu.

Kay Seeling, 69 tuổi và hai người bạn đã thực hiện chuyến đi tới Florida từ Seattle một tuần trước, không hề ngờ trước khủng hoảng dịch bệnh sẽ lan rộng như bây giờ.

Giờ đây họ có rất ít lựa chọn vì các quán bar và nhiều nhà hàng đóng cửa, trong khi các quan chức địa phương vừa yêu cầu các khách sạn đóng cửa vào cuối tuần trước.

“Chúng tôi đang thực hiện các bước phòng bệnh”, ông Den Denise Algie, nói trong khi chăm chú nhìn chai khử trùng tay.

“Nhưng chúng tôi không đeo khẩu trang. “Đằng nào bạn cũng sẽ chết vì bệnh gì đó ở tuổi này thôi”, Algie nói. “Bạn không thể ngăn cản cuộc sống làm việc của nó".

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.