Đầu tư Trung Quốc vào Mỹ giảm mạnh 92%

Đầu tư Trung Quốc vào nền kinh tế số một thế giới trong 5 tháng đầu năm 2018 giảm mạnh giữa lúc hai nước căng thẳng thương mại.
dau tu trung quoc vao my giam manh 92
(Ảnh: Shutterstock)

Theo CNN, nhiều năm qua, các doanh nghiệp Trung Quốc bơm lượng tiền lớn vào Mỹ, sâu sắc hóa quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia.

Song dòng đầu tư từ Trung Quốc vào Mỹ năm nay đạt tổng cộng chỉ 1,8 tỉ USD từ tháng 1 đến tháng 5.

Đây là số liệu có mức giảm 92% so với cùng kỳ năm ngoái, và là mức thấp nhất trong bảy năm qua, theo báo cáo do hãng Rhodium Group công bố hôm nay 20/6. Rhodium Group là công ty nghiên cứu, theo dõi đầu tư nước ngoài của Trung Quốc.

Sự sụt giảm mạnh trong đầu tư từ Trung Quốc vào Mỹ xảy ra khi căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh về vấn đề thương mại leo thang. Các nhà quản lý Mỹ tăng cường giám sát các thương vụ thâu tóm, sáp nhập từ Trung Quốc.

Thilo Hanemann, giám đốc Rhodium Group kiêm một trong các tác giả của báo cáo, cho hay: “Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump càng có cách tiếp cận đối đầu trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc, các doanh nghiệp càng có nhiều nghi ngại về vị thế của họ trên đất Mỹ”.

Tổng thống Mỹ đã và đang mạnh tay với những gì ông cho là hoạt động thương mại “thiếu công bằng” của Trung Quốc. Đây là ưu tiên hàng đầu của ông trong năm nay.

Ông tuyên bố áp thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc có tổng giá trị ít nhất 50 tỉ USD, và cho biết ông có thể áp thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá thêm hàng trăm tỉ USD nữa nếu nước này không chấp thuận yêu cầu từ phía Mỹ.

Về phần mình, Đại lục cho rằng Mỹ đã khởi động cuộc chiến thương mại và nói rằng họ có kế hoạch đáp trả. Trung Quốc đã trả đũa các loại thuế quan mà Mỹ áp lên hàng thép, nhôm nhập khẩu, vốn có hiệu lực từ đầu năm nay.

Hiện môi trường pháp lý cho đầu tư Trjung Quốc vào Mỹ cũng trở nên khó khăn hơn nhiều.

Ủy ban đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS), ban điều hành liên ngành do Bộ Tài chính Mỹ chủ trì, là cơ quan có nhiệm vụ xem xét các thương vụ có thể cho phép nhà đầu tư ngoại kiểm soát một doanh nghiệp Mỹ với lý do rủi ro an ninh quốc gia.

CFIUS hoạt động tích cực hơn dưới thời ông Trump. Giới chuyên gia cho rằng CFIUS đã kiểm tra nhiều thương vụ, giám sát chặt các thương vụ có thể cho phép doanh nghiệp ngoại tiếp cận với công nghệ nhạy cảm hoặc dữ liệu cá nhân của dân Mỹ.

Một số thương vụ lớn có liên quan đến nhà đầu tư Trung Quốc bị hoãn trong nửa đầu năm nay.

Trong số này có nỗ lực thâu tóm Moneygram của hãng Ant Financial, công ty con của Alibaba, với giá 1,2 tỉ USD và đề nghị mua quỹ phòng hộ Skybridge Capital của HNA Group.

Hãng Rhodium Group cho rằng CFIUS hoãn các thương vụ thâu tóm, sáp nhập trị giá hơn 2 tỉ USD trong 5 tháng đầu năm 2018.

Ngoài ra, hạn chế đầu tư ra nước ngoài của chính phủ Trung Quốc cũng là yếu tố tác động. Khoảng 1,5 năm trước đây, nước này bắt đầu áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn để ngăn chặn các tập đoàn lớn chi tiêu quá tay.

Năm 2017, Bắc Kinh cho hay họ sẽ hạn chế đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp nhà trong những lĩnh vực như bất động sản, khách sạn và giải trí. Nhiều doanh nghiệp Đại lục hiện vẫn bị ràng buộc bởi các quy tắc này.

Một số hãng lớn nhất Trung Quốc, trong đó có HNA, đang bắt đầu bán bớt tài sản ngoại để trả nợ.

“Công ty Trung quốc không chỉ đầu tư ít hơn, mà họ còn thoái vốn với tốc độ chưa từng thấy từ đầu năm đến nay”, báo cáo của Rhodium Group viết.

Doanh nghiệp quốc gia Đông Á bán khoảng 9,6 tỉ USD giá trị tài sản Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2018. Khoảng 4 tỉ USD thương vụ bán khác vẫn đang chờ được tiến hành.

Đầu năm nay, Rhodium Group chỉ ra rằng các hạn chế liên tục từ phía Trung Quốc là lý do khiến đầu tư ở Mỹ giảm 36% từ năm 2016 đến năm 2017.

Các động thái mạnh tay kế tiếp từ phía Mỹ sẽ khiến đầu tư từ Trung Quốc khó lòng phục hồi trong những tháng tới. CFIUS sắp hoạt động mạnh mẽ hơn.

Luật pháp Mỹ tăng thẩm quyền cho cơ quan này được hai đảng và các quan chức hàng đầu của chính quyền ông Trump hậu thuẫn.

dau tu trung quoc vao my giam manh 92 Trung Quốc không có nhiều ‘vũ khí’ trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

Khi Trung Quốc và Mỹ ngày càng tiến gần đến một cuộc chiến tranh thương mại, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang ...

dau tu trung quoc vao my giam manh 92 Mỹ - Trung tăng đòn, thị trường thế giới vạ lây

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang sau đe dọa chiến tranh thương mại toàn diện của Tổng thống Mỹ Donald ...

dau tu trung quoc vao my giam manh 92 Trung Quốc lại dọa Mỹ trong thương mại

Kết thúc tham vấn lần 3 về kinh tế và thương mại Trung - Mỹ, Bắc Kinh cảnh cáo tất cả thỏa thuận đạt được ...

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.