Điều đặc biệt ở lễ hội té nước Songkran của Thái Lan khiến nhiều người muốn tham gia

Từ ngày 13-15/4 này, đến với Thái Lan bạn sẽ được trải nghiệm và cảm nhận nét văn hóa đặc trưng của "xứ sở chùa vàng" thông qua lễ hội té nước Songkran.

Songkran là gì?

Tháng 4 là thời điểm nóng nhất trong năm tại Thái Lan và cũng là thời điểm người Thái tổ chức lễ hội té nước Songkran (chữ Thái Lan: สงกรานต์). Lễ hội được tổ chức vào ngày đầu năm theo Phật lịch (tương ứng với ngày 13-15/4 theo dương lịch) để đón năm mới.

Điều đặc biệt ở lễ hội té nước Songkran của Thái Lan khiến nhiều người muốn tham gia - Ảnh 1.

Lễ hội té nước Songkran ăn mừng dịp năm mới. (Ảnh: Artem Zhushman)

Là một từ tiếng Phạn, Songkran có nghĩa là sự thay đổi, dịch chuyển. Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào lên lòng bàn tay người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính.

Songkran là một trong những kì nghỉ náo nhiệt bậc nhất trên đất Thái. Tuy ban đầu chỉ là những nghi lễ hất nước cầu may nhưng khi du lịch phát triển thì Songkran cũng theo đó mà càng đông vui và náo nhiệt hơn rất nhiều. Nếu du lịch đến Bangkok, bạn có thể tham gia lễ hội tại phố Khao San và đường Silom.

Người Thái làm gì trong lễ hội Songkran?

Điều đặc biệt ở lễ hội té nước Songkran của Thái Lan khiến nhiều người muốn tham gia - Ảnh 2.

Có nhiều hoạt động thú vị diễn ra trong những ngày Songkran. (Ảnh: Luke Hoyland)

Trong thời gian diễn ra Songkran, nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp được tổ chức. Đặc biệt, trong lễ hội Songkran, người dân sẽ té nước lên nhau bằng xô, súng phun nước, bóng... những người càng được té nhiều nước càng may mắn. 

Đây sẽ là một dịp thú vị cho tất cả mọi người từ trẻ đến già, giàu hay nghèo, người địa phương hay khách du lịch tham gia cuộc chiến đấu chống lại nước với rất nhiều hình thức.

Điều đặc biệt ở lễ hội té nước Songkran của Thái Lan khiến nhiều người muốn tham gia - Ảnh 3.

Người dân té nước lên nhau bằng xô, súng phun nước hay bóng. (Ảnh: Luke Hoyland)

Mang nhiều tính cộng đồng với các phong tục, nghi lễ theo tập quán từng vùng, song Songkran vẫn là những trải nghiệm đầy thú vị và đáng nhớ cùng với câu chúc "Sawasdee Pee Mai!" sẽ là lời chúc của toàn thể dân Thái cho một năm mới nhiều điều tốt lành và may mắn.

Điều đặc biệt ở lễ hội té nước Songkran của Thái Lan khiến nhiều người muốn tham gia - Ảnh 4.

Người Thái diễu hành trong trang phục truyền thống. (Ảnh: AA)

Lễ hội Songkran sẽ diễn ra trong 3 ngày, chính thức từ ngày 13/4, song với người Thái, họ thường chuẩn bị trước từ Wan Sungkharn Long (ngày 12/4). Đây là ngày người ta dùng để dọn dẹp nhà cửa, bỏ đi cái cũ, đồng thời sắm sửa vật dụng, đồ ăn, thức uống để chờ đón những điều tốt đẹp trong năm mới.

Ngày thứ nhất là Wan Nao (13/4): Ngày dành riêng để chuẩn bị đồ ăn trong những ngày lễ sắp tới và bày biện thức ăn để sẵn sàng dâng lên chùa vào sáng ngày hôm sau. Wan Nao còn tương tự như ngày 30 của Tết cổ truyền Việt Nam.

Điều đặc biệt ở lễ hội té nước Songkran của Thái Lan khiến nhiều người muốn tham gia - Ảnh 5.

Lễ tắm Phật được tổ chức tại tất cả các ngôi chùa. (Ảnh: Franck Le Levrier)

Ngày thứ hai là Wan Payawan(14/4): Đây là ngày đầu tiên của năm mới và cũng là ngày Đản sinh của Đức Phật 15/4. Vào ngày này Lễ tắm Phật được tổ chức tại tất cả các ngôi chùa với sự tham gia của đông đảo phật tử. Mọi phật tử và du khách đến thăm chùa đều có thể tiến hành nghi lễ trên. Sau lễ tắm Phật, người dân hào hứng chào mừng năm mới bằng lễ hội té nước truyền thống. Ở nhiều nơi họ còn rắc bột vào nhau, với mong muốn tẩy rửa những tội lỗi trong năm cũ.

Điều đặc biệt ở lễ hội té nước Songkran của Thái Lan khiến nhiều người muốn tham gia - Ảnh 6.

Điều đặc biệt ở lễ hội té nước Songkran của Thái Lan khiến nhiều người muốn tham gia - Ảnh 7.

Lễ hội té nước Songkran diễn ra sôi động tại một con phố ở Bangkok. (Ảnh: Pixelographic)

Ngày cuối cùng được gọi là Wan Parg-bpee (ngày 15/4). Lúc này người Thái sẽ đi đến nhà họ hàng lớn tuổi và thực hiện nghi thức "Rod Nam Dam Hua" - nhẹ nhàng rưới nước thơm lên tay những bậc tiền bối. Đây được xem như là cách để bày tỏ tình yêu thương và lòng tôn kính đối với người lớn tuổi.

Đừng giữ mình khô ráo nếu muốn hưởng hạnh phúc!

Songkran đánh dấu thời điểm bắt đầu một năm mới với những điều mới, xóa sạch hết những điềm không may mắn trong quá khứ. Trong ngày lễ này, người Thái té nước vào nhau để theo dòng nước, mọi xui xẻo, bệnh tật năm cũ được gột rửa, còn mọi may mắn trong năm mới sẽ "chảy" đến theo dòng nước.

Điều đặc biệt ở lễ hội té nước Songkran của Thái Lan khiến nhiều người muốn tham gia - Ảnh 8.

"Té nước" để xua đi xui xẻo và đón may mắn. (Ảnh: AA)

Phương châm của lễ hội này là càng ướt càng may mắn và hạnh phúc, người nào bị ướt nhiều nhất thì năm mới sẽ gặp nhiều thuận lợi nhất, cũng bởi vậy mọi người không ngần ngại té nước vào nhau bất chấp là người bản xứ hay du khách tham quan. Vậy nên đừng giữ mình khô ráo nếu muốn hưởng hạnh phúc khi đến với Songkran!

Điều đặc biệt ở lễ hội té nước Songkran của Thái Lan khiến nhiều người muốn tham gia - Ảnh 9.

Ai cũng hoa vào trận chiến súng nước có một không hai này. (Ảnh: Sarahmart1n)

Ngoài ra, lễ hội cũng phản ánh chu kỳ phát, tập quán triển nông nghiệp ở Đông Nam Á. Trong tâm linh, té nước tượng trưng cho hình ảnh của thần rắn Naga khi ngài phun nước xuống trần gian để đem lại mùa màng tốt tươi. Tháng tư là giai đoạn cuối mùa khô, đầu mùa mưa nên người ta té nước vào nhau không chỉ để cầu mong một mùa vụ bội thu mà còn để làm dịu bớt cái nóng oi bức của mùa hè.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.