Theo báo VietNamNet đưa tin, UBND TP Cần Thơ hôm nay họp với các sở ngành liên quan đến vụ anh Nguyễn Cà Rê (38 tuổi, ngụ quận Ninh Kiều) bị xử phạt 90 triệu đồng khi đổi 100 USD tại tiệm vàng Thảo Lực.
Sau cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, đã giao cho Giám đốc Sở TT&TT cung cấp thông tin và trả lời báo chí về vụ việc này trong cuộc họp giao ban báo chí vào sáng mai tại Thành ủy Cần Thơ.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Cần Thơ cũng cho biết đã có văn bản đề xuất, xem xét miễn giảm đối với anh Cà Rê.
Nguồn tin cho biết, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ đã giao Công an thẩm tra hoàn cảnh của anh Rê. Cụ thể, anh Rê mới có đơn xin miễn giảm đóng phạt, Chủ tịch TP chỉ đạo công an nhanh chóng thẩm tra hoàn cảnh của anh này và có đề xuất xem xét miễn giảm.
Tiệm vàng Thảo Lực. (Ảnh: VietNamNet). |
Liên quan đến vụ việc này, Thống đống NHNN Việt Nam Lê Minh Hưng chỉ đạo Giám đốc NHNN cơ quan phía Nam tiếp cận, kiểm tra hồ sơ vụ việc, sau đó tư vấn cho UBND TP Cần Thơ có hướng xử lý phù hợp.
Sau khi có chỉ đạo, ông Trần Quốc Hà, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Cần Thơ cho biết, đã gửi văn bản đến UBND TP tư vấn đề xuất miễn, giảm tiền phạt cho anh Cà Rê và trả lại 100 USD cho anh này.
Ông Hà cũng thông tin, UBND TP Cần Thơ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tiệm vàng Thảo Lực là đúng quy trình.
Theo báo Pháp luật TP HCM, ngày 27/10, trao đổi với Pháp Luật TP HCM, ông Lê Hồng Lực, Giám đốc Công ty TNHH MTV SX-TM Nhân Đạt Jewelry Thảo Lực, chủ tiệm vàng Thảo Lực (gọi tắt là Công ty Nhân Đạt Jewelry Thảo Lực), cho biết 20 viên kim cương bị tịch thu là tài sản của vợ chồng ông tặng nhau và được cất trong tủ cá nhân, không trưng bày, cũng không bày bán.
Ông Lê Hồng Lực. (Ảnh: Hải Dương/Pháp luật TP HCM). |
Theo TS Nguyễn Văn Tiến, Trường ĐH Luật TP HCM, chủ tiệm vàng có hành vi thu đổi USD không đúng nên việc xử phạt và tịch thu tang vật là bình thường. Tuy nhiên, đối với việc tịch thu sung công 20 viên kim cương vì cho rằng chủ tiệm vàng có hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ thì cần phải xem xét lại.
Tập quán của người Việt Nam thường hay cất giữ kim khí quý, đá quý (như vàng, bạc, kim cương...) nhưng không có luật nào bắt người dân phải đăng ký những tài sản này khi đang lưu giữ.
Cơ quan chức năng có biên bản khám nhà ở của ông Lực rồi thu giữ kim cương và đá nhân tạo nhưng trong quyết định xử phạt lại phạt pháp nhân là Nhân Đạt Jewelry Thảo Lực. Như vậy, chưa làm rõ tài sản này là của cá nhân vợ chồng ông Lực hay của công ty nhưng lại quy kết công ty kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, xử phạt và tịch thu là không đúng.
Bởi lẽ công an không có căn cứ chứng minh số kim cương này là của công ty, không tận mắt chứng kiến, không bắt quả tang ông Lực đem ra giao dịch. Trong khi theo ông Lực, số kim cương này được cất trong tủ của gia đình chứ không trưng bày, không mua bán.
Việc chứng minh hành vi vi phạm thuộc trách nhiệm của cơ quan chức năng, ông Lực không có nghĩa vụ chứng minh số kim cương này là của mình. Trường hợp ông Lực thừa nhận số kim cương này là của công ty đem ra kinh doanh thì không có gì để bàn cãi, nhưng ông đã khẳng định đây là tài sản của cá nhân vợ chồng ông.
Việc đánh đồng số kim cương là tài sản của Công ty Nhân Đạt Jewelry Thảo Lực để xử phạt và tịch thu chung với hột đá nhân tạo là chưa đủ căn cứ pháp lý. Do không đủ cơ sở chứng minh số kim cương là của công ty dùng vào mục đích buôn bán nên cần phải trả lại cho vợ chồng ông Lực.
Đồng tình, luật sư Trịnh Văn Hiệp, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Quảng Nam, cũng cho rằng cơ quan chức năng cũng không có chứng cứ nào thể hiện số kim cương này là tài sản của công ty và công ty có thực hiện hành vi buôn bán. Trong biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (VPHC) ngày 30/1 cũng không thể hiện số tài sản này là của Công ty Nhân Đạt Jewelry Thảo Lực, trong khi chủ công ty này (pháp nhân bị xử phạt) lại khẳng định đó là tài sản riêng của vợ chồng ông.
Điểm đ khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý VPHC 2012 quy định nguyên tắc xử lý vi phạm: Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh VPHC. Tức là phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ (người ký quyết định xử phạt) phải có trách nhiệm chứng minh Công ty Nhân Đạt Jewelry Thảo Lực đã có vi phạm là kinh doanh 20 viên kim cương không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Nếu không chứng minh được mà lại xử phạt công ty về hành vi kinh doanh số kim cương này và tịch thu là trái luật.
Vụ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng: Giải đáp nghi vấn "chim mồi", sự cân nhắc khởi kiện và chỉ đạo của Phó Thủ tướng
Sự việc người thợ điện Nguyễn Cà Rê ở Cần Thơ bị xử phạt 90 triệu đồng khi đổi 100 USD tại tiệm vàng là ... |
Anh thợ điện nói về đề xuất được trả 100 USD, miễn phạt 90 triệu
Anh thợ điện ở Cần Thơ nói rất vui khi biết có thể sẽ được miễn đóng phạt 90 triệu đồng và được trả lại ... |
Chủ tiệm vàng nói gì về việc bị sung công 20 viên kim cương
Chủ tiệm vàng khẳng định số kim cương bị lực lượng chức năng tịch thu là tài sản của vợ chồng ông tặng nhau và ... |
Pháp luật 07:51 | 10/12/2018
Pháp luật 14:40 | 07/11/2018
Thời sự 14:05 | 06/11/2018
Pháp luật 06:40 | 06/11/2018
Pháp luật 09:38 | 05/11/2018
Pháp luật 09:05 | 03/11/2018
Pháp luật 04:04 | 30/10/2018
Pháp luật 02:58 | 30/10/2018