Dự báo giá heo hơi ngày 13/1: Đà tăng liệu có tiếp diễn trong ngày mai?

Giá heo hơi hôm nay (12/1) điều chỉnh nhiều nhất là 2.000 đồng/kg. Công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp đang được tỉnh Hòa Bình triển khai kịp thời, hạn chế rủi ro cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp.

Giá heo hơi hôm nay tăng rải rác ở cả ba miền

Xem thêm: Dự báo giá heo hơi ngày 14/1

Tại miền Bắc, giá heo hơi hiện dao động trong khoảng 49.000 - 52.000 đồng/kg. Trong đó, Hưng Yên tăng nhẹ một giá, hiện thu mua heo hơi tại mốc cao nhất khu vực là 53.000 đồng/kg. Cùng chiều tăng còn có Phú Thọ và Thái Bình khi điều chỉnh 2.000 đồng/kg lên mốc 50.000 đồng/kg trong hôm nay. Trong khi đó, Bắc Giang và Ninh Bình tiếp tục giao dịch với giá 52.000 đồng/kg.

Thị trường heo hơi khu vực miền Trung, Tây Nguyên tăng từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg trong ngày. Theo đó, Hà Tĩnh và Bình Định tăng 2.000 đồng/kg lên mức 49.000 đồng/kg, ngang bằng với các tỉnh như Nghệ An, Thừa Thiên, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Đắk Lắk và Bình Thuận. Tương tự, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, thương lái tỉnh Ninh Thuận đang giao dịch với giá 48.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.

Giá heo hơi tại miền Nam ghi nhận đà tăng rải rác tại một số địa phương trong hôm nay. Trong đó, bốn tỉnh Bình Dương, Vũng Tàu, Trà Vinh và Sóc Trăng tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg, hiện giao dịch trong khoảng 49.000 - 50.000 đồng/kg. Mốc giá thấp nhất khu vực hiện là 48.000 đồng/kg, ghi nhận tỉnh Long An sau khi địa phương này nhích nhẹ một giá so với hôm qua.

Dự báo giá heo hơi ngày 13/1: Đà tăng liệu có tiếp diễn trong ngày mai? - Ảnh 1.

Nguồn: istockphoto

Kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm

Năm 2021, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN), an toàn thực phẩm (ATTP) được triển khai kịp thời, phù hợp với tình hình dịch COVID-19. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của người kinh doanh, giảm thiểu vi phạm, hạn chế rủi ro cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp.

Nhằm tạo chuyển biến trong hành vi của người sản xuất, kinh doanh, Sở NN&PTNT đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật dưới nhiều hình thức. Sở tổ chức nhiều lớp tập huấn, chuyển giao KHKT, đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về Luật ATTP. 

Đặc biệt, quan tâm hỗ trợ chứng nhận ATTP, VietGAP, hữu cơ. Đến nay đã chứng nhận ATTP, VietGAP cho 22 cơ sở chăn nuôi. 3 công ty chuyên liên kết với các hộ chăn nuôi để chăn nuôi heo khép kín và cung cấp cho thị trường, sản lượng khoảng 19.500 tấn/năm.

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, việc áp dụng quy trình sản xuất an toàn giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ và hiệu quả kinh tế cho người dân, theo báo Hòa Bình.

Trong năm 2021, Sở NN&PTNT tổ chức lấy 229 mẫu nông, lâm, thủy sản để kiểm định chất lượng ATTP, đạt 325,7% kế hoạch. Sở chủ trì, phối hợp Cục Quản lý thị trường, Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan tổ chức 3 đoàn kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn, xử lý hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép động vật. 

Ngoài ra, Sở cũng kiểm tra 28 cơ sở, xử lý 2 cơ sở vi phạm quy định truy xuất nguồn gốc thực phẩm không đảm bảo ATTP. Tổ chức ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT cho 1.579 cơ sở. Lũy kế đến nay đã có 8.874 cơ sở ký cam kết.

Xem thêm: Dự báo giá heo hơi xuất chuồng trong thời gian tới

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.