Gia Lai: Người dân ồ ạt vào rừng chặt rễ cây bán cho thương lái Trung Quốc

Thời gian gần đây, người dân xã Đắk Rong (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) bỗng dưng ồ ạt đi đào rễ cây rừng bán cho thương lái với số lượng lớn.

Có tiền nên chặt cây

dan o at vao rung chat re cay ban cho thuong lai trung quoc
Người dân ồ ạt vào rừng chặt rễ cây mang về bán cho thương lái.

Theo một số người dân xã Đắk Rong, nhiều thương lái Trung Quốc đã về địa phương tìm mua loại rễ cây Tờ Trung (tiếng của người Ba Na). Loại cây này trước nay được biết đến chỉ bởi tác dụng điều hòa nguồn nước đầu nguồn, còn người dân ở đây không sử dụng đến.

Cũng theo người dân, Tờ Trung là một loại cây dây leo mọc trong rừng, gần khu vực suối, có quả giống quả na nên người dân gọi là na rừng. Các thương lái Trung Quốc thu mua với giá 3.000 – 5.000 đồng/1kg nên người dân đổ xô vào rừng tìm, chặt về phơi khô rồi bán. Ban đầu thương lái chỉ mua rễ nhỏ, sau do rễ ít nên tiến đến mua cả thân và rễ to.

Thấy kiếm tiền dễ, nhiều người trong làng bỏ cả công việc đồng áng để vào rừng tìm kiếm loại cây này. Nếu ai chăm chỉ một ngày có thể kiếm từ 100 nghìn đồng đến vài trăm nghìn đồng dễ dàng, nhẹ nhàng hơn đi làm rẫy, làm mướn. Có nhà thấy lợi nhuận cao nên kéo cả gia đình vào lùng sục với hy vọng đổi đời nhờ na rừng.

Ông Đinh Văn Viên, Phó trưởng thôn làng Kon Bông 1 (xã Đắk Rong) cho biết, người dân kéo nhau vào rừng chặt rễ cây na rừng về bán cho thương lái đã kéo dài hơn 5 năm nay. Nhưng người dân không một ai biết thương lái Trung Quốc mua rễ cây về làm gì.

“Loại cây Tờ Trung này thường được những người đi rừng chặt để lấy nước uống, vừa mát lại không lo độc tố. Hiện nay, người dân thấy kiếm tiền khá dễ nên rủ nhau vào rừng đào rễ để bán. Việc chặt rễ cây gây ảnh hưởng rất lớn, khi mùa mưa đến rễ cây mọc ở suối có nhiệm vụ giữ nước, tránh xói mòn. Mùa khô, rễ cây như tấm chắn để điều hòa lượng nước, lọc nước. Nếu chặt hết đi sẽ ảnh hường rất lớn đến khí hậu và nguồn nước sau này”, ông Viên cho biết thêm.

Ngoài những công dụng trên của rễ cây na rừng, hiện tại, người dân chưa biết được loại rễ này có dùng làm thuốc chữa bệnh hoặc có công dụng gì khác hay không, nhưng trước mắt thấy có tiền nên họ vào rừng chặt bán.

Đi dọc các tuyến đường ở xã Đăk Rong, chúng tôi quan sát thấy hầu hết rễ cây na rừng được người dân xắt lát, phơi tràn lan, ngổn ngang ở lòng lề đường và các sân phơi.

Chỉ biết phơi bán

dan o at vao rung chat re cay ban cho thuong lai trung quoc
Rễ cây na rừng phơi khắp các tuyến đường.

Theo các thương lái thu mua tại xã Đắk Rong, họ chỉ mua rễ cây của người dân rồi đem về phơi khô. Sau đó, đóng bao và bán lại cho thương lái Trung Quốc, còn không biết lái Trung Quốc mua về để làm gì.

Ông Bùi Trọng Lượng, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk Rong cho biết, xã nắm bắt được tình trạng người dân vào rừng đào rễ cây na rừng đi bán từ 2-3 năm trở lại đây.

“Theo tìm hiểu, cả xã có từ 2-3 người trực tiếp thu mua rễ cây về bán cho các thương lái. Nhưng đơn vị chưa xác định được chính xác thương lái từ đâu đến và mua rễ cây để làm gì”, ông Lượng thông tin.

Ông Trương Văn Bốn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk Rong cho biết, mấy năm gần đây người dân vào khu vực quản lý của công ty để đào rễ cây bán, nhưng đơn vị không thể ngăn chặn được.

“Loại cây này người dân chặt đi cũng không ảnh hưởng gì đến rừng. Nhiều lúc cây mọc um tùm, đơn vị phải thuê người chặt bớt để những loại cây khác có khoảng không phát triển”, ông Bốn nói.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Hoàn, Giám đốc Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (tỉnh Gia Lai) khẳng định, ông chưa nhận được thông tin hay báo cáo gì của đơn vị phụ trách về việc người dân tự ý vào rừng chặt rễ cây. Ông Hoàn còn cho biết, ông chưa bao giờ chỉ đạo nhân viên vào rừng chặt bớt rễ cây na rừng. Nếu muốn chặt cây gì phải thông qua Sở NN&PTNT mới có thể thực thi.

Trong khi đó ông Vũ Ngọc An, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai thì đồng tình với ý kiến của ông Hoàn. Ông An cho rằng, nếu muốn chặt phá bất kì loại cây gì phải có sự nhất trí của Sở, chứ không được tùy ý chặt. “Hiện, Sở đang cũng cố thông tin, kiểm tra để có biện pháp xử lí thích đáng”.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.