Giá vàng hôm nay 14/2: Điều chỉnh trái chiều từ 50.000 đồng/lượng đến 500.000 đồng/lượng trong phiên đầu tuần

Giá vàng trong nước chủ yếu tăng. Trên thị trường thế giới, giá vàng cũng tăng sau khi tăng vọt vào cuối tuần trước, vì căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang thúc đẩy nhu cầu đối với tài sản an toàn như vàng.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h35 sáng nay

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 15/2

Giá vàng hôm nay điều chỉnh từ 50.000 đồng/lượng đến 500.000 đồng/lượng trong phiên giao dịch đầu tuần sáng ngày 14/2.

Tại thời điểm khảo sát, giá mua tăng 50.000 đồng/lượng còn giá bán giảm 50.000 đồng/lượng tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn.

Giá vàng SJC tại Tập đoàn Doji lần lượt tăng 400.000 - 500.000 đồng/lượng tương ứng với hai chiều mua và bán.

Doanh nghiệp Phú Quý cũng điều chỉnh tăng. Cụ thể, chiều mua tăng thêm 150.000 đồng/lượng và chiều bán tăng thêm 50.000 đồng/lượng.

Tại hệ thống PNJ, vàng SJC tăng 100.000 đồng/lượng (mua vào) và tăng 200.000 đồng/lượng (bán ra).

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 62,05 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 62,77 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác cũng điều chỉnh tăng trong sáng nay. Cụ thể, giá vàng 24K tăng 50.000 đồng/lượng, vàng tây 18K tăng 40.000 đồng/lượng và vàng 14K tăng 30.000 đồng/lượng cho cả hai chiều mua - bán.

Giá vàng SJC

Ngày 14/2/2022

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

62,05

62,77

+50

-50

SJC chi nhánh Sài Gòn

62,05

62,75

+50

-50

Tập đoàn Doji

61,80

62,75

+400

+500

Tập đoàn Phú Quý

62,15

62,75

+150

+50

PNJ chi nhánh Hà Nội

61,90

62,70

+100

+200

PNJ chi nhánh Sài Gòn

61,90

62,70

+100

+200

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

53,05

53,85

+50

+50

75% (vàng 18K)

38,54

40,54

+40

+40

58,3% (vàng 14K)

29,54

31,54

+30

+30

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h35. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

Giá vàng hôm nay 14/2: Điều chỉnh từ 50.000 đồng/lượng đến 500.000 đồng/lượng trong phiên đầu tuần - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Giá vàng thế giới quanh mức 1.860 USD/ounce

Mở đầu phiên giao dịch ngày 14/2, giá vàng giao ngay ổn định ở mức 1.858 USD/ounce, vào lúc 7h35 (giờ Việt Nam) theo Kitco. Trong khi giá vàng giao tháng 4/2022 tăng 0,99% lên 1.860 USD/ounce.

Giá vàng tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng hôm thứ Hai (14/2) sau khi tăng vọt vào cuối tuần trước, vì căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang thúc đẩy nhu cầu đối với tài sản an toàn như vàng.

Giá vàng bứt phá ngưỡng kháng cự quan trọng là 1.850 USD/ounce vào cuối phiên giao dịch hôm thứ Sáu (11/2) sau khi Nhà Trắng khuyến nghị toàn bộ công dân Mỹ cần rời Ukraine trong vòng 48 giờ tới. 

Các chuyên gia phân tích cho hay, nếu vàng có thể giữ được mức giá này, nó có thể mở ra một cánh cửa cho các đợt tăng khác. 

Ông Edward Moya, Chuyên gia phân tích thị trường của ONADA cho biết, vàng có thể vượt mốc 1.900 USD/ounce nếu có hoạt động quân sự diễn ra. 

Tin tức này cũng dẫn tới một đợt bán tháo mạnh trên thị trường chứng khoán, với chỉ số Nasdaq giảm 2,6%, S&P 500 giảm 1,9% và Dow Jones giảm 1,5%.

Trong tuần trước, báo cáo lạm phát của Mỹ bất ngờ leo thang cũng làm gia tăng sự bất ổn liên quan tới kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Giá tiêu dùng của Mỹ tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 1/2022 - mức cao nhất trong 40 năm, Goldman Sachs đang dự đoán sẽ có khoảng 7 đợt tăng lãi suất khoảng 25 điểm cơ bản trong năm nay. 

Bên cạnh đó, ngày càng nhiều thành phần trên thị trường dự đoán về đợt tăng lãi suất 50 điểm cơ bản có khả năng sẽ diễn ra trong tháng 3/2022. Một số còn không loại trừ một đợt tăng lãi suất khẩn cấp trước cuộc họp tháng 3/2022 của Fed. 

Tuy nhiên, ông Frank Cholly, Chiến lược gia thị trường cấp cao của RJO Futures nói với Kitco News rằng, dù đặt cược đối với đợt tăng lãi suất 50 điểm cơ bản đang tăng lên, việc tăng lãi suất khẩn cấp trước cuộc họp là khó có thể xảy ra.

Bất ổn chính trị và rủi ro địa chính trị đã giúp vàng bỏ qua tác động của lợi suất trái phiếu cao vào tuần trước. Cụ thể, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã tăng trên 2%, mức cao nhất kể từ tháng 8/2019.

Lợi suất cao làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng không sinh lời. 

Tuần này, những dữ liệu quan trọng cần được theo dõi là biên bản cuộc họp tháng 1/2022 của Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC). Thị trường đang chờ đợi thêm các tín hiệu về mức độ bảo thủ mà phía Ngân hàng Trung ương Mỹ có thể áp dụng đối với các chính sách tiền tệ. 

Ông Paul Ashworth, Nhà kinh tế trưởng của Capital Economics cho biết: "Biên bản cuộc họp tháng 1/2022 của FOMC, dự kiến được công bố vào ngày 16/2, sẽ giúp làm rõ liệu các quan chức có cân nhắc việc tăng 50 điểm cơ bản hay không".

Ông Ashworth nói thêm rằng phiên điều trần trước Quốc hội mỗi nửa năm sẽ là địa điểm thích hợp hơn để thực hiện một số thay đổi chính sách lớn. Chúng tôi vẫn nghĩ rằng đường cong lợi suất phẳng một cách bất thường sẽ ngăn Fed không thể tăng lãi suất quá mạnh trong năm nay và sẽ buộc cơ quan này phải dựa nhiều hơn vào việc thắt chặt định lượng để thúc đẩy lợi suất dài hạn tăng lên. 

Ông Ashworth cũng cho hay, mặc dù lợi suất kỳ hạn 10 năm cuối cùng đã tăng lên 2% trong tuần này, chênh lệch giữa trái phiếu kỳ hạn 10 năm và hai năm hiện giảm xuống dưới 50 điểm cơ bản.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.