Xem thêm: Giá vàng hôm nay 10/4
Trong tuần qua, giá vàng trong nước tăng giảm trái chiều, mức điều chỉnh từ 50.000 đồng/lượng đến 300.000 đồng/lượng.
Trong phiên giao dịch đầu tuần sáng thứ Hai ngày 3/4, giá vàng SJC đồng loạt giảm không quá 250.000 đồng/lượng tại các hệ thống kinh doanh trên cả nước.
Vào sáng ngày 4/4, giá vàng tăng trở lại không quá 1300.000 đồng/lượng. Trong phiên giao dịch ngày 5/4, giá vàng tiếp đà tăng thêm không quá 250.000 đồng/lượng.
Vàng miếng SJC giảm 50.000 - 100.000 đồng/lượng trong phiên giao dịch hôm thứ Năm (6/4) tại một số cửa hàng ngoại trừ hệ thống PNJ. Đến phiên giao dịch ngày 7/4, giá vàng giảm 50.000 đồng/lượng tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, các hệ thống còn lại có giá đi ngang.
Trong phiên giao dịch ngày thứ Bảy (8/4), vàng SJC tăng giảm 50.000 đồng/lượng tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn và Tập đoàn Doji, các hệ thống kinh doanh khác không ghi nhận biến động mới.
Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 66,45 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 67,12 triệu đồng/lượng.
Các loại vàng nữ trang khác trong sáng nay, giá vàng 24K, vàng tây 18K và vàng 14K đi ngang cho cả hai chiều mua và bán.
Giá vàng tăng 1% vào hôm thứ Hai (3/4) khi đồng USD giảm giá đã làm tăng sức hấp dẫn của vàng thỏi như một tài sản trú ẩn an toàn sau khi OPEC+ bất ngờ cắt giảm sản lượng làm dấy lên lo ngại về lạm phát kéo dài và gây ra sự không chắc chắn về phản ứng của ngân hàng trung ương.
Ông Edward Moya, Nhà phân tích thị trường cao cấp tại OANDA cho biết: “Chúng ta đang liên tục bị ảnh hưởng bởi các sự kiện lớn ở đây và điều đó khiến các nhà đầu tư lo lắng”.
Vào hôm thứ Ba (4/4), giá vàng giảm , sau khi phục hồi trong phiên trước đó khi các nhà giao dịch lo lắng về động thái tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sau khi giá dầu tăng do OPEC+ dẫn đầu làm lu mờ triển vọng lạm phát.
Ông Han Tan, Nhà phân tích thị trường tại Exinity cho biết, trong khi nỗi lo lạm phát gia tăng do giá dầu tăng cao có thể buộc các ngân hàng trung ương lớn phải khẳng định lập trường chống lạm phát tích cực của họ và thị trường có thể mong đợi nhiều đợt tăng lãi suất hơn, điều này có thể dẫn đến việc vàng "tháo gỡ một số mức tăng gần đây".
Giá vàng đã kéo dài mức tăng và ghi nhận mức cao nhất trong một năm vào hôm thứ Tư (5/4) khi dữ liệu kinh tế gần đây của Mỹ làm dấy lên lo ngại về sự chậm lại và thúc đẩy đặt cược rằng Fed có thể nới lỏng việc tăng lãi suất.
Ông Jim Wyckoff, Nhà phân tích cao cấp tại Kitco Metals cho biết: “Dữ liệu kinh tế lạc quan mà chúng tôi nhận được ngày hôm qua đã khiến thị trường bớt e ngại rủi ro trở lại và điều đó có lợi cho tài sản trú ẩn an toàn là vàng”.
Đến phiên giao dịch hôm thứ Năm (6/4), giá vàng giảm khi đồng USD và lợi tức ổn định, nhưng giá vẫn đang trên đà tăng hàng tuần do dữ liệu kinh tế yếu kém của Mỹ làm dấy lên lo ngại về sự chậm lại.
Ông Paul Wong, chiến lược gia thị trường tại Sprott cho biết, Fed đang ở trong tình thế khó khăn, vì lãi suất cao hơn có thể gây ra suy thoái kinh tế nhưng việc tạm dừng thắt chặt tiền tệ có nguy cơ gây ra lạm phát, với cả hai kịch bản đều tích cực đối với vàng.
Giá vàng không thay đổi trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (7/4) bất chấp dữ liệu cho thấy tăng trưởng việc làm của Mỹ chậm lại trong tháng 3, vì các thị trường đóng cửa nghỉ lễ thứ Sáu Tuần Thánh.
Bob Minter, Giám đốc Chiến lược đầu tư ETF tại arden, cho biết trong môi trường hiện tại, với sự hỗ trợ vững chắc trên thị trường, việc giá vàng đạt mức cao kỷ lục mới chỉ còn là vấn đề thời gian.
Kinh doanh 07:06 | 30/08/2024
Kinh doanh 07:26 | 29/08/2024
Kinh doanh 07:17 | 28/08/2024
Kinh doanh 07:25 | 27/08/2024
Kinh doanh 07:11 | 26/08/2024
Kinh doanh 09:07 | 25/08/2024
Kinh doanh 08:28 | 24/08/2024
Kinh doanh 07:46 | 23/08/2024