Giữa thảm họa, người Nhật vẫn qui củ, tiết kiệm và sẻ chia

Chỉ mua tối đa 3 gói khẩu trang giữa mùa dịch corona, xếp hàng cả cây số nhưng chỉ đổ nửa bình xăng khi thảm họa xảy ra... là minh chứng cụ thể của "tinh thần Nhật Bản".
Giữa thảm họa, người Nhật vẫn qui củ, tiết kiệm và sẻ chia - Ảnh 1.

"Chúng tôi xin lỗi vì sự bất tiện này nhưng mỗi khách hàng cá nhân chỉ có thể mua tối đa 3 gói khẩu trang". Đó là nội dung của tấm biển được treo tại nhà thuốc Shimokawa ở Kumamoto (Nhật Bản) trong bối cảnh dịch viêm phổi cấp do virus corona bùng phát khiến nhu cầu khẩu trang tăng mạnh. (Ảnh: Mainichi).

Giữa thảm họa, người Nhật vẫn qui củ, tiết kiệm và sẻ chia - Ảnh 2.

Không chỉ nhà thuốc Shimokawa, nhiều cửa hàng khác tại Nhật cũng treo biển với nội dung giới hạn số lượng khẩu trang mà khách hàng có thể mua. Ngoài việc tránh nguy cơ đầu cơ, trục lợi bất chính, điều này còn cho thấy cách hành xử đúng mực và bình tĩnh trước thảm họa và dịch bệnh của người Nhật. (Ảnh: Kyodo).

Giữa thảm họa, người Nhật vẫn qui củ, tiết kiệm và sẻ chia - Ảnh 3.

Tại đất nước mặt trời mọc, nơi mỗi năm phải gánh chịu hơn 7.000 trận động đất, câu nói "giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ chính mình" đã trở thành châm ngôn sống. Vì vậy, trong những thời điểm khó khăn, thay vì nhanh chân chạy đến siêu thị để mua thật nhiều nhu yếu phẩm dự trữ cho bản thân hoặc đầu cơ trục lợi, người Nhật chọn cách đổ xăng nửa bình, mua gạo vừa đủ ăn. Không chỉ vì lòng tốt, đó còn là hành động lý trí và tỉnh táo để tránh hậu họa về sau. Vì nếu xảy ra hỗn loạn, tất cả đều trở thành nạn nhân. (Ảnh: AFP).

Giữa thảm họa, người Nhật vẫn qui củ, tiết kiệm và sẻ chia - Ảnh 4.

Tiết kiệm và sẻ chia là những đức tính đáng quý đã góp phần tạo nên "tinh thần Nhật Bản". Giữa mùa dịch corona, hàng triệu chiếc khẩu trang y tế đã được người dân trên khắp nước Nhật gửi sang Trung Quốc với thông điệp: "Vũ Hán cố lên!". (Ảnh: Kyodo).

Giữa thảm họa, người Nhật vẫn qui củ, tiết kiệm và sẻ chia - Ảnh 5.

Không chỉ trong mùa dịch corona, tâm thế bình tĩnh và quy củ của người Nhật đã luôn được duy trì trước nhiều thảm họa, thiên tai khác trước đó. Dù sóng thần, động đất hay phóng xạ khiến sản xuất đình trệ, nông sản mất mùa, các siêu thị cam kết không tăng giá hầu hết mặt hàng. (Ảnh: Asahi).

Giữa thảm họa, người Nhật vẫn qui củ, tiết kiệm và sẻ chia - Ảnh 6.

Không có hiện tượng chen lấn, xô đẩy, tất cả khách hàng vẫn kiên nhẫn xếp hàng tại các tiệm bách hóa, siêu thị. Sự cố rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi năm 2011 đã tạo ra cảnh tượng hàng trăm chiếc xe ôtô và hàng nghìn người dân xếp hàng ở các trạm xăng. Trong tình trạng thiếu hụt xăng dầu, không ai bảo ai nhưng nhiều người chỉ đổ nửa bình xăng, dành phần cho người đến sau. (Ảnh: WSJ).

Giữa thảm họa, người Nhật vẫn qui củ, tiết kiệm và sẻ chia - Ảnh 7.

Xếp hàng đã trở thành nét văn hóa tại xứ Phù tang. Hình ảnh những dòng người đứng nối đuôi nhau dài cả cây số để nhận hàng viện trợ sau thảm họa từng không ít lần khiến thế giới thán phục. (Ảnh: Kyodo).


chọn
Nhiều dự án ở tỉnh lẻ bung hàng
Những tháng cuối năm, thị trường bất động ở các tỉnh lẻ như Thanh Hóa, Thái Nguyên, Lào Cai, Bắc Ninh... bắt đầu đón nguồn cung từ các dự án mới.