Hà Nội xử lí sự cố ô nhiễm nước sạch rất bị động, chậm trễ

"Hà Nội liên tục xảy ra nhiều sự việc liên quan đến môi trường nhưng cách xử lí của thành phố rất bị động", GS Đặng Hùng Võ nói với Zing.vn.

Khủng hoảng nước sạch ở Hà Nội: Phần lớn hộ dân tại các quận, huyện thuộc khu vực Tây Nam Hà Nội bị ảnh hưởng sau khi xe chở dầu nhớt thải đổ trộm xuống khu vực gần nhà máy nước sạch sông Đà.

Sau 5 ngày xảy ra sự cố nước có mùi ở Hà Nội, đến chiều 15/10, thành phố mới có thông tin chính thức về việc nước sạch được cấp ra từ nhà máy nước sông Đà có chứa hàm lượng styren cao gấp 1,3 đến 3,65 lần bình thường. Một ngày sau, Công ty Cổ phần Nước sạch sông Đà phát đi thông báo tạm ngừng cung cấp nước để súc xả tuyến ống dẫn nước. Thời gian cấp nước trở lại chưa được thông tin.

Trong khi chờ đợi cấp nước trở lại, Công ty nước sạch sông Đà đề nghị khách hàng và người dân có kế hoạch sử dụng nước tiết kiệm.

GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, cho rằng sự việc này cho thấy bài toán về cung cấp dịch vụ công ở Hà Nội vẫn còn quá nhiều bất cập trong hoàn cảnh “một người bán, vạn người mua”, ngay cả với những nhu yếu phẩm cần thiết trong sinh hoạt như là nước sạch.

Cả Hà Nội và doanh nghiệp đều xử bị động

Trao đổi với Zing.vn, GS Đặng Hùng Võ cho rằng phát ngôn của Tổng giám đốc công ty nước sạch sông Đà Nguyễn Văn Tốn là thiếu hiểu biết. Cụ thể, ông Tốn cho rằng nguồn nước có mùi mà người dân đang sử dụng hiện nay chỉ nhiễm clo, không chứa bất độc tố nào khác.

“Clo là hóa chất để khử trùng nước và chắc chắn không thể tẩy được xăng dầu. Vậy thì tại sao công ty lại dám khẳng định nước mà người dân đang sử dụng không có hóa chất gì nhiễm trong lượng xăng dầu đã thải ra”, GS Võ bức xúc.

Ông cho rằng việc thành phố vào cuộc và có kết quả xét nghiệm, khuyến cáo người dân là đúng đắn nhưng chưa kịp thời. Cụ thể, sau 2 ngày được người dân phản ánh về việc nước sạch có mùi, Sở Y tế và Sở Xây dựng Hà Nội chưa xác định được nguyên nhân chính xác của sự việc.

Phải đến 5 ngày sau khi sự việc xảy ra, Hà Nội mới có thông báo về hóa chất styren trong nước và khuyến cáo cho người dân.

Hà Nội xử lí sự cố ô nhiễm nước sạch rất bị động, chậm trễ - Ảnh 2.

Sau 1 tuần xảy ra sự việc bị đổ trộm dầu, dòng suối cạnh công ty xử nước sạch sông Đà (Hòa Bình) vẫn đen kịt. (Ảnh: Hồng Quang).

GS Võ cũng cho rằng các sự kiện liên tiếp bao gồm sự cố thủy ngân ở Công ty cổ phần bóng đèn, phích nước Rạng Đông, ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước đều cho thấy cách xử bị động của thành phố Hà Nội khi đứng trước các vấn đề về môi trường. Trong khi thực phẩm, không khí, nguồn nước là những nhu cầu thiết yếu của người dân thì thành phố chưa có được phản ứng với sự cố một cách nhanh chóng.

Trong buổi làm việc với UBND Hà Nội chiều 16/10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng (Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng) cho hay các vụ việc ô nhiễm môi trường ở Hà Nội bị người dân và dư luận đánh giá là chính quyền phản ứng chậm trễ. Từ sự cố cháy nhà máy phích nước Rạng Đông đến ô nhiễm nguồn nước sông Đà, người dân dùng nước ô nhiễm cả tuần nhưng chính quyền không xử , giải quyết kịp thời.

“Vụ nước sông Đà nhiễm dầu thải nếu chúng ta lên tiếng thì lòng dân rất tin, nhưng nếu không lên tiếng, mỗi ngày nói một kiểu hoặc như vụ Rạng Đông, không cảnh báo sớm thì sẽ khiến dân không yên lòng”, ông Dũng nói.

Ông cho rằng đã liên quan đến sức khỏe người dân phải công bố để cảnh báo và đưa ra các biện pháp khắc phục, không thể cứ giấu và che đậy.

“Thủ tướng rất không hài lòng khi thấy người dân phản ánh như vậy mà mình cứ che che đậy đậy. Đơn vị cung cấp dịch vụ chưa hoàn thành trách nhiệm”, người phát ngôn Chính phủ truyền đạt.

Bất cập trong quy trình cung cấp dịch vụ công

Từ sự việc nguồn nước sạch ở Hà Nội nhiễm hóa chất, GS Đặng Hùng Võ cũng cho rằng nếu nhìn rộng ra thì sự việc đã cho thấy tính bất cập trong quy trình cung cấp các dịch vụ công cho người dân ở Hà Nội.

Theo đó, quy trình cấp nước hiện nay được thực hiện theo cơ chế độc quyền từng vùng, thậm chí là từng quận. Nên người dân dù không tin tưởng và không muốn sử dụng nguồn nước từ công ty nước sạch sông Đà thì cũng không có lựa chọn nào khác.

Từ đây, nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT cho rằng trước tiên phải xem lại hợp đồng cấp nước hiện nay đang được thực hiện như thế nào.

Trong trường hợp nước không đảm bảo, phía chủ đầu tư phải bồi thường ra sao cho người dân. Nếu điều khoản này không được nêu rõ trong hợp đồng, người dân vẫn có thể kiện nếu có những bằng chứng về việc nguồn nước này gây ảnh hưởng sức khỏe.

Hà Nội xử lí sự cố ô nhiễm nước sạch rất bị động, chậm trễ - Ảnh 3.

Người dân các quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai phải trông chờ vào xe téc chở nước đến để lấy về sử dụng trong nhiều ngày qua. (Ảnh: Việt Linh).

Tất cả những hợp đồng nước sạch này đều là hợp đồng dân sự giữa doanh nghiệp và người dân, do đó rất khó để chờ đợi phía cơ quan quản , lãnh đạo thành phố đi đòi quyền lợi hay nhận trách nhiệm giải quyết sự cố. Trong khi đó, doanh nghiệp là nguồn cung cấp độc quyền nên hợp đồng dù có mang tính chất thị trường nhưng rõ ràng người dân không có quyền lựa chọn.

“Hàng vạn người dân phải phụ thuộc vào một nguồn nước đó, trong khi họ phải đăng hợp đồng, chi trả cho dịch vụ nước sạch từ công ty này mà không thể lựa chọn dịch vụ từ công ty khác. Một người bán nhưng vạn người mua”, ông Võ nói.

Theo ông, sự việc mở ra một bài toán lớn về việc cung cấp dịch vụ công, nhu yếu phẩm cho người dân Hà Nội khi người dân là khách hàng nhưng lại không được chọn đơn vị cung cấp dịch vụ cho mình. Sản phẩm là của doanh nghiệp, hạ tầng là của Nhà nước cho thuê nhưng khi xảy ra sự cố thì không ai đứng ra khuyến cáo kịp thời cho dân.

Vì thế, GS Đặng Hùng Võ cho rằng người dân có thể đề xuất một doanh nghiệp nào hoặc một tổ chức xã hội nào chuyên làm chuyện kiểm tra chất lượng nước định . Người dân tốn kém hơn nhưng sẽ làm chủ được nguồn nước sinh hoạt, đảm bảo an toàn cho mình.

Trong khi đó, ở góc độ khoa học, GS Trần Hiếu Nhuệ, nguyên Viện trưởng viện thuật nước và Công nghệ môi trường, đề xuất Hà Nội cần đặt các trạm quan trắc chất lượng nước khi lấy nước cho vào xử rồi đưa ra ngoài cung cấp cho người dân. Việc này nhằm hạn chế được rủi ro đưa nước nhiễm độc hoặc nước có hóa chất vào xử sau đó bán ra ngoài cho người dân.

"Chúng ta đã sống trong xã hội tiên tiến, có của ăn của để thì phải nghĩ đến giải pháp cấp nước an toàn mà trước mắt việc đặt các trạm quan trắc chất lượng trước khi đưa nước vào xử là cần thiết", ông Nhuệ cho biết.

Công ty cổ phần kinh doanh nước sạch sông Đà đang cung cấp khoảng 300.000 m3 nước/ngày đêm cho toàn bộ khu vực tây nam Hà Nội gồm các quận: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông và một số quận nội thành cùng một số khu vực khác thuộc hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông.

Dân Hạ Đình dùng nước nhiễm dầu nhớt sau vụ cháy Rạng Đông: Nước sinh hoạt tại phường Hạ Đình (Hà Nội) những ngày gần đây có mùi khét, cuộc sống người dân lại bị đảo lộn ngay khi trở về sau vụ cháy Công ty Rạng Đông.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.